Năm 2021, tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, huyện Mù Cang Chải hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Hội thi giã bánh dày là một điểm nhấn trong các hoạt động văn hóa, du lịch của huyện.
Với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông, Mù Cang Chải có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó cộng đồng dân tộc Mông với những đặc điểm riêng có về kỹ thuật khai phá, sản xuất, thâm canh ruộng bậc thang; văn hoá tâm linh về nghi lễ lúa nước trên ruộng bậc thang; văn hoá ẩm thực, văn nghệ, thể thao... đã trở thành thế mạnh của huyện trong phát huy các giá trị văn hoá dân tộc điển hình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2021, Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mông được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Những ghi nhận đó đã đem đến động lực tinh thần to lớn cho địa phương.
Năm 2021, nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 phù hợp với thực tế địa phương, Mù Cang Chải tiếp tục phát triển du lịch theo hướng "Xanh, bản sắc, an toàn và thân thiện”, phát huy hiệu quả các tiềm năng được thiên nhiên ưu ái như hang động xã Nậm Khắt, đỉnh Lùng Cúng xã Nậm Có, bãi đá cổ xã Lao Chải, rừng trúc xã Mồ Dề, các vùng hoa đào rừng... Mù Cang Chải đã đón được trên 100.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến với địa phương.
Năm 2021 cũng là năm kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả tốt. Nhân dân trong huyện đã gieo cấy được 6.395 ha lúa nước, năng suất trung bình đạt 45,8 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 27.839 tấn góp phần nâng tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 46.254 tấn.
Mù Cang Chải cũng triển khai thực hiện kịp thời Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025.
Nhờ đó, tạo thêm nguồn lực giúp huyện có tổng đàn gia súc chính 80.000 con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.900 tấn. Huyện cũng chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, gần 83.000 ha rừng được quản lý bảo vệ tốt, đảm bảo tỷ lệ độ che phủ đạt trên 67%.
Với những nỗ lực đó, năm 2021, Mù Cang Chải đã có 35/37 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 547 tỷ đồng vượt 7,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 420 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 394 tỷ đồng, vượt 14 tỷ đồng.
Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 150,8 tỷ đồng, vượt 9,3 tỷ đồng; thành lập mới 10 doanh nghiệp đạt 200% kế hoạch, 7 hợp tác xã đạt 233,3% kế hoạch và 131 tổ hợp tác đạt 145,6% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 1.121 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,1%, trên 645 lao động được chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; trên 99% số người dân được tham gia bảo hiểm y tế; 84,9% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 96,5% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Những kết quả đó là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022.
1262 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2021, tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, huyện Mù Cang Chải hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.Với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông, Mù Cang Chải có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó cộng đồng dân tộc Mông với những đặc điểm riêng có về kỹ thuật khai phá, sản xuất, thâm canh ruộng bậc thang; văn hoá tâm linh về nghi lễ lúa nước trên ruộng bậc thang; văn hoá ẩm thực, văn nghệ, thể thao... đã trở thành thế mạnh của huyện trong phát huy các giá trị văn hoá dân tộc điển hình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2021, Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mông được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Những ghi nhận đó đã đem đến động lực tinh thần to lớn cho địa phương.
Năm 2021, nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 phù hợp với thực tế địa phương, Mù Cang Chải tiếp tục phát triển du lịch theo hướng "Xanh, bản sắc, an toàn và thân thiện”, phát huy hiệu quả các tiềm năng được thiên nhiên ưu ái như hang động xã Nậm Khắt, đỉnh Lùng Cúng xã Nậm Có, bãi đá cổ xã Lao Chải, rừng trúc xã Mồ Dề, các vùng hoa đào rừng... Mù Cang Chải đã đón được trên 100.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến với địa phương.
Năm 2021 cũng là năm kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả tốt. Nhân dân trong huyện đã gieo cấy được 6.395 ha lúa nước, năng suất trung bình đạt 45,8 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 27.839 tấn góp phần nâng tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 46.254 tấn.
Mù Cang Chải cũng triển khai thực hiện kịp thời Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021-2025.
Nhờ đó, tạo thêm nguồn lực giúp huyện có tổng đàn gia súc chính 80.000 con với sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3.900 tấn. Huyện cũng chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, gần 83.000 ha rừng được quản lý bảo vệ tốt, đảm bảo tỷ lệ độ che phủ đạt trên 67%.
Với những nỗ lực đó, năm 2021, Mù Cang Chải đã có 35/37 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 547 tỷ đồng vượt 7,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 420 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 394 tỷ đồng, vượt 14 tỷ đồng.
Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 150,8 tỷ đồng, vượt 9,3 tỷ đồng; thành lập mới 10 doanh nghiệp đạt 200% kế hoạch, 7 hợp tác xã đạt 233,3% kế hoạch và 131 tổ hợp tác đạt 145,6% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 1.121 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,1%, trên 645 lao động được chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; trên 99% số người dân được tham gia bảo hiểm y tế; 84,9% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 96,5% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Những kết quả đó là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022.