CTTĐT - Với tinh thần khẩn trương khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, huyện Trấn Yên đã dồn lực triển khai các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, đến nay cơ bản diện tích dâu bị ngập úng đã xanh trở lại, huyện cũng đã gieo trồng được hơn 450/1.000ha cây màu các loại.
Trấn Yên khôi phục được trên 400 ha dâu
Gia đình bà Trần Thị Tuyết - thôn Phú Lan, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên gieo cấy 6 sào lúa nước, do lũ dâng cao và kéo dài nhiều ngày, nên toàn bộ diện tích lúa của gia đình bị mất trắng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình. Để giảm thiệt hại do bão lũ, ngay sau nước rút, gia đình tập trung cắt bỏ cây lúa bị gãy đổ, thối để trồng 5 sào ngô và 1 sào rau vụ Đông.
Bà Trần Thị Tuyết - thôn Phú Lan, xã Việt Thành cho hay: “Được Nhà nước hỗ trợ giống ngô lai và ngô nếp bằng giống ngắn ngày, gia đình tôi khẩn trương ủ hạt giống, làm bầu và vệ sinh ruộng để làm trồng ngô, gia đình tôi sẽ trồng song ngô trong tháng 9 này. Còn 1 sào ruộng vẫn chìm trong nước, khi nào nước rút, chúng tôi sẽ trồng rau để tăng thu nhập cho gia đình”.
Hoàn lưu bão số 3 đã làm toàn bộ diện tích 1 mẫu của gia đình bà Vi Thị Như - thôn Quyết Thắng, xã Y Can bị ngập trong nước, “Nhờ được chuyển giao kỹ thuật chăm sóc dâu sau lũ, nên 8 sào dâu của gia đình đã xanh tốt trở lại, còn 2 sào do chìm trong nước lâu ngày gia đình đang tập trung chăm sóc phục hồi”. Đó là lời chia sẻ của bà Vi Thị Như ở thôn Quyết Thắng - xã Y Can.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm gần 300ha cây trồng các loại của xã Y Can bị ngập, lũ dâng cao còn 31ha mặt nước nuôi trồng thủy sản bị vỡ, tràn; trên 24.000 con gia cầm bị chết.
Ông Nguyễn Thanh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND xã Y Can cho biết thêm: “Với tinh thần nước rút đến đâu khắc phục đến đó, đến nay cơ bản diện tích dâu của Y Can đã xanh tốt trở lại. Để bù đắp sản lượng lương thực và giảm thiệt hại cho người dân, Y Can vận động người dân gieo trồng 90ha cây màu vụ Đông trên đất lúa, hoa màu bị ngập, trong đó có 35ha cây ngô được trồng ngay trong tháng 9 này”.
Với tinh thần, khôi phục nhanh, khẩn trương, đạt về diện tích tối đa sản xuất nông nghiệp là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đơn vị chuyên môn và nhân dân trong toàn huyện, nhằm bù đắp những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 và tăng thu nhập cho nhân dân. Ngành Nông nghiệp huyện Trấn Yên đã phân công 100% cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân khắc phục lại vùng dâu, khôi phục đàn gia cầm; triển khai thực hiện sản xuất vụ đông, các giải pháp kỹ thuật trồng ngô đông và các loại rau mầu đảm bảo kịp thời vụ.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chuyên, chính quyền các địa phương và người dân vùng thiên tai, đến nay huyện Trấn Yên đã khắc phục được 412/593 ha dâu và dự kiến có thể tiếp tục nuôi tằm vào tháng 10/2024; Đối với diện tích trên 80ha dâu bị ảnh hưởng nặng hơn sẽ tập trung chăm sóc để nuôi tằm vụ xuân 2025. Những diện tích dâu bị chết do ngập úng và vùi lấp không thể khắc phục được là 100ha sẽ thực hiện trồng lại cuối năm 2024 này để đảm bảo diện tích trồng dâu nuôi tằm.
Để bù đắp sản lượng lương thực, huyện Trấn Yên chủ trương gieo trồng 1.000ha cây màu vụ đông trên diện tích lúa, đao giềng và cây màu bị chết, trong đó có 500ha cây ngô đông và được trồng ngay trong tháng 9 này. Đến nay Trấn Yên đã thực hiện được trên 450 ha cây màu vụ đông.
Ông Trần Ngọc Thư - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên khẳng định: “Huyện đã thành lập các tổ chỉ đạo khắc phục, huy động toàn bộ lực lượng cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trong khối Nông nghiệp xuống trực tiếp tại các vùng dâu ở các xã bị ngập úng để hướng dẫn nhân dân các biện pháp khắc phục phù hợp với thực tế của các ruộng dâu. Rà roát những diện tích lúa, màu bị thiệt hại không thể khắc phục được, khẩn trương khôi phục diện tích tối đa kịp thời đưa vào sản xuất vụ Đông, gieo trồng ngô đông, rau màu các loại, thời vụ càng sớm càng tốt. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật làm ngô bầu để tranh thủ thời vụ trồng ngô đông, gieo trồng các loại rau ngắn ngày để bù đắp những thiệt hại về sản xuất lương thực, thực phẩm do hoàn lưu bão số 3 gây ra”.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và chính sự nỗ lực của người dân, một màu xanh đang trở lại đối với các địa phương vùng thiên tai, màu xanh của hy vọng, của no ấm từ những vựa dâu, ruộng ngô và rau màu. Trấn Yên đã và đang dồn lực để phục hồi sản xuất nông nghiệp trong thời gian nhanh nhất, góp phần để người dân ổn định cuộc sống sau bão số 3 gây ra./.
944 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với tinh thần khẩn trương khắc phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, huyện Trấn Yên đã dồn lực triển khai các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, đến nay cơ bản diện tích dâu bị ngập úng đã xanh trở lại, huyện cũng đã gieo trồng được hơn 450/1.000ha cây màu các loại.Gia đình bà Trần Thị Tuyết - thôn Phú Lan, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên gieo cấy 6 sào lúa nước, do lũ dâng cao và kéo dài nhiều ngày, nên toàn bộ diện tích lúa của gia đình bị mất trắng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình. Để giảm thiệt hại do bão lũ, ngay sau nước rút, gia đình tập trung cắt bỏ cây lúa bị gãy đổ, thối để trồng 5 sào ngô và 1 sào rau vụ Đông.
Bà Trần Thị Tuyết - thôn Phú Lan, xã Việt Thành cho hay: “Được Nhà nước hỗ trợ giống ngô lai và ngô nếp bằng giống ngắn ngày, gia đình tôi khẩn trương ủ hạt giống, làm bầu và vệ sinh ruộng để làm trồng ngô, gia đình tôi sẽ trồng song ngô trong tháng 9 này. Còn 1 sào ruộng vẫn chìm trong nước, khi nào nước rút, chúng tôi sẽ trồng rau để tăng thu nhập cho gia đình”.
Hoàn lưu bão số 3 đã làm toàn bộ diện tích 1 mẫu của gia đình bà Vi Thị Như - thôn Quyết Thắng, xã Y Can bị ngập trong nước, “Nhờ được chuyển giao kỹ thuật chăm sóc dâu sau lũ, nên 8 sào dâu của gia đình đã xanh tốt trở lại, còn 2 sào do chìm trong nước lâu ngày gia đình đang tập trung chăm sóc phục hồi”. Đó là lời chia sẻ của bà Vi Thị Như ở thôn Quyết Thắng - xã Y Can.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm gần 300ha cây trồng các loại của xã Y Can bị ngập, lũ dâng cao còn 31ha mặt nước nuôi trồng thủy sản bị vỡ, tràn; trên 24.000 con gia cầm bị chết.
Ông Nguyễn Thanh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND xã Y Can cho biết thêm: “Với tinh thần nước rút đến đâu khắc phục đến đó, đến nay cơ bản diện tích dâu của Y Can đã xanh tốt trở lại. Để bù đắp sản lượng lương thực và giảm thiệt hại cho người dân, Y Can vận động người dân gieo trồng 90ha cây màu vụ Đông trên đất lúa, hoa màu bị ngập, trong đó có 35ha cây ngô được trồng ngay trong tháng 9 này”.
Với tinh thần, khôi phục nhanh, khẩn trương, đạt về diện tích tối đa sản xuất nông nghiệp là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đơn vị chuyên môn và nhân dân trong toàn huyện, nhằm bù đắp những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 và tăng thu nhập cho nhân dân. Ngành Nông nghiệp huyện Trấn Yên đã phân công 100% cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân khắc phục lại vùng dâu, khôi phục đàn gia cầm; triển khai thực hiện sản xuất vụ đông, các giải pháp kỹ thuật trồng ngô đông và các loại rau mầu đảm bảo kịp thời vụ.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chuyên, chính quyền các địa phương và người dân vùng thiên tai, đến nay huyện Trấn Yên đã khắc phục được 412/593 ha dâu và dự kiến có thể tiếp tục nuôi tằm vào tháng 10/2024; Đối với diện tích trên 80ha dâu bị ảnh hưởng nặng hơn sẽ tập trung chăm sóc để nuôi tằm vụ xuân 2025. Những diện tích dâu bị chết do ngập úng và vùi lấp không thể khắc phục được là 100ha sẽ thực hiện trồng lại cuối năm 2024 này để đảm bảo diện tích trồng dâu nuôi tằm.
Để bù đắp sản lượng lương thực, huyện Trấn Yên chủ trương gieo trồng 1.000ha cây màu vụ đông trên diện tích lúa, đao giềng và cây màu bị chết, trong đó có 500ha cây ngô đông và được trồng ngay trong tháng 9 này. Đến nay Trấn Yên đã thực hiện được trên 450 ha cây màu vụ đông.
Ông Trần Ngọc Thư - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên khẳng định: “Huyện đã thành lập các tổ chỉ đạo khắc phục, huy động toàn bộ lực lượng cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trong khối Nông nghiệp xuống trực tiếp tại các vùng dâu ở các xã bị ngập úng để hướng dẫn nhân dân các biện pháp khắc phục phù hợp với thực tế của các ruộng dâu. Rà roát những diện tích lúa, màu bị thiệt hại không thể khắc phục được, khẩn trương khôi phục diện tích tối đa kịp thời đưa vào sản xuất vụ Đông, gieo trồng ngô đông, rau màu các loại, thời vụ càng sớm càng tốt. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật làm ngô bầu để tranh thủ thời vụ trồng ngô đông, gieo trồng các loại rau ngắn ngày để bù đắp những thiệt hại về sản xuất lương thực, thực phẩm do hoàn lưu bão số 3 gây ra”.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và chính sự nỗ lực của người dân, một màu xanh đang trở lại đối với các địa phương vùng thiên tai, màu xanh của hy vọng, của no ấm từ những vựa dâu, ruộng ngô và rau màu. Trấn Yên đã và đang dồn lực để phục hồi sản xuất nông nghiệp trong thời gian nhanh nhất, góp phần để người dân ổn định cuộc sống sau bão số 3 gây ra./.
Các bài khác
- Thành phố Yên Bái triển khai giải pháp trợ giúp xã hội đối với các hộ dân do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (27/09/2024)
- Trạm Tấu: Phấn đấu đến hết năm 2025 toàn huyện không còn vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G (25/09/2024)
- Đoàn thiện nguyện Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Việt kiều tại Úc, Mỹ hỗ trợ bà con Yên Bái bị thiệt hại do mưa lũ 427 triệu đồng
(24/09/2024)
- Thành đoàn Yên Bái tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại trên địa bàn thành phố (23/09/2024)
- Văn Chấn phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai, bão lũ (23/09/2024)
- Viettel Yên Bái hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ gần 10 tỷ đồng (21/09/2024)
- Tuổi trẻ huyện Văn Yên xung kích khắc phục sau bão số 3 (20/09/2024)
- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam thăm, tặng quà nạn nhân bão lũ tại huyện Lục Yên (20/09/2024)
- Yên Bái thu giữ trên 8.000 sản phẩm bánh trung thu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (18/09/2024)
- Đoàn công tác của Thành ủy Lào Cai trao tiền hỗ trợ thành phố Yên Bái (17/09/2024)
Xem thêm »