Măng ớt Trạm Tấu là một đặc sản của bà con người Mông - Yên Bái. Đây là loại măng đặc biệt được ngâm muối ớt lên có mầu trắng hồng, cay xé họng nhưng vẫn còn vị ngon lạ lùng.
Đặc sản Măng ớt Trạm Tấu
Không biết từ bao giờ măng ngâm ớt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày hoặc trong các dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc vùng cao huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái vì nó có hương vị rất riêng khó lẫn, không giống những loại dấm ớt, hay măng ngâm ớt thường thấy ở các quán ăn mọi miền.
Măng ớt Trạm Tấu là món ăn chỉ có ở huyện vùng cao Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái được chế biến từ cây măng Lay - một loại cây chỉ mọc ở vùng núi cao. Đây là loại măng rất đặc biệt, kích thước của măng nhỏ bằng ngón tay, bên trong thì lại đặc ruột được gọi là măng ớt. Măng Lay ở Trạm Tấu mọc rất nhiều ở trên sườn của núi đá. Cứ mỗi độ vào thu, khi mà lưng đèo đã bắt đầu bao phủ bởi những lớp sương thì đó cũng là thời điểm mà những mầm măng đua nhau mọc. Đối với đồng bào người Mông ở Trạm Tấu thì món măng ớt chính là một trong những món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm đạm bạc ở trên nương hay trong những bữa cơm thịnh soạn vào dịp lễ, tết.
Cách làm món măng ớt thật đơn giản. Măng đem về được bóc vỏ, dùng khăn ấm lau cho sạch. Đây không phải chuyện tiết kiệm nước mà chính là vì loại măng này nếu đã nhúng vào nước sẽ bị thâm, trông không hấp dẫn, ngon miệng, khi măng được lau sạch, sẽ được xếp vào ống bương hoặc là chum để ủ măng. Cứ một lượt măng lại được rắc một lượt ớt tươi giã nhuyễn trộn với muối trắng. Độ cay hoặc độ mặn tuỳ theo ý thích của từng gia đình. Khi măng đã đầy ống bương hoặc chum, người ta dùng đá nén chặt lại. Chừng 1 tháng sau khi ngâm thì măng có thể ăn được.
Măng ớt khi được ngâm ở trong dung dịch muối trắng và ớt tươi lâu ngày thì nó sẽ có màu trắng hồng, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy rất là thích mắt. Lúc này nếu đưa lên miệng và cắn thử một miếng, sẽ thấy măng ớt rất giòn và ngay đầu lưỡi cảm nhận được vị chua, cay cùng hòa quyện tạo nên hương vị khó quên.
Măng ớt Trạm Tấu là một món ăn dân dã, quen thuộc của đồng bào người Mông ở Trạm Tấu. Dù được làm từ loại măng nhỏ nhưng khi kết hợp hài hòa với nguyên liệu quen thuộc là muối và ớt tươi lại tạo nên hương vị rất đặc biệt, vì thế dù có thưởng thức một lần món măng ớt Trạm Tấu cũng rất khó để quên đi hương vị đó. Nếu có cơ hội đến vùng cao Yên Bái, du khách đừng bỏ qua món đặc sản độc đáo này bởi nó sẽ giúp bạn cảm nhận được hương vị của đại ngàn được gói gọn trong từng miếng măng ớt.
7578 lượt xem
Ban Biên tập
Măng ớt Trạm Tấu là một đặc sản của bà con người Mông - Yên Bái. Đây là loại măng đặc biệt được ngâm muối ớt lên có mầu trắng hồng, cay xé họng nhưng vẫn còn vị ngon lạ lùng.Không biết từ bao giờ măng ngâm ớt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày hoặc trong các dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc vùng cao huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái vì nó có hương vị rất riêng khó lẫn, không giống những loại dấm ớt, hay măng ngâm ớt thường thấy ở các quán ăn mọi miền.
Măng ớt Trạm Tấu là món ăn chỉ có ở huyện vùng cao Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái được chế biến từ cây măng Lay - một loại cây chỉ mọc ở vùng núi cao. Đây là loại măng rất đặc biệt, kích thước của măng nhỏ bằng ngón tay, bên trong thì lại đặc ruột được gọi là măng ớt. Măng Lay ở Trạm Tấu mọc rất nhiều ở trên sườn của núi đá. Cứ mỗi độ vào thu, khi mà lưng đèo đã bắt đầu bao phủ bởi những lớp sương thì đó cũng là thời điểm mà những mầm măng đua nhau mọc. Đối với đồng bào người Mông ở Trạm Tấu thì món măng ớt chính là một trong những món ăn không thể thiếu trong những bữa cơm đạm bạc ở trên nương hay trong những bữa cơm thịnh soạn vào dịp lễ, tết.
Cách làm món măng ớt thật đơn giản. Măng đem về được bóc vỏ, dùng khăn ấm lau cho sạch. Đây không phải chuyện tiết kiệm nước mà chính là vì loại măng này nếu đã nhúng vào nước sẽ bị thâm, trông không hấp dẫn, ngon miệng, khi măng được lau sạch, sẽ được xếp vào ống bương hoặc là chum để ủ măng. Cứ một lượt măng lại được rắc một lượt ớt tươi giã nhuyễn trộn với muối trắng. Độ cay hoặc độ mặn tuỳ theo ý thích của từng gia đình. Khi măng đã đầy ống bương hoặc chum, người ta dùng đá nén chặt lại. Chừng 1 tháng sau khi ngâm thì măng có thể ăn được.
Măng ớt khi được ngâm ở trong dung dịch muối trắng và ớt tươi lâu ngày thì nó sẽ có màu trắng hồng, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy rất là thích mắt. Lúc này nếu đưa lên miệng và cắn thử một miếng, sẽ thấy măng ớt rất giòn và ngay đầu lưỡi cảm nhận được vị chua, cay cùng hòa quyện tạo nên hương vị khó quên.
Măng ớt Trạm Tấu là một món ăn dân dã, quen thuộc của đồng bào người Mông ở Trạm Tấu. Dù được làm từ loại măng nhỏ nhưng khi kết hợp hài hòa với nguyên liệu quen thuộc là muối và ớt tươi lại tạo nên hương vị rất đặc biệt, vì thế dù có thưởng thức một lần món măng ớt Trạm Tấu cũng rất khó để quên đi hương vị đó. Nếu có cơ hội đến vùng cao Yên Bái, du khách đừng bỏ qua món đặc sản độc đáo này bởi nó sẽ giúp bạn cảm nhận được hương vị của đại ngàn được gói gọn trong từng miếng măng ớt.