Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Nhà nông cần biết >> Kinh tế

Cách chống nóng cho gia súc, gia cầm

04/07/2018 14:28:55 Xem cỡ chữ Google
Những ngày qua, những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ quá cao (có ngày lên tới trên 40 độ C) làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gia súc gia cầm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.

Tắm mát cho trâu, bò trong những ngày nắng nóng.

Bà con nông dân cần làm mát cho đàn gia súc gia cầm trong những ngày nắng nóng giúp gia súc gia cầm khỏe mạnh chống đỡ dịch bệnh, cho năng suất tốt hơn.

Để làm mát cho gia súc gia cầm có thể thực hiện những công việc như sau:

1. Chủ động nắm bắt thông tin hàng ngày về bản tin “Dự báo thời tiết” trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Người chăn nuôi chủ động nghe thông tin thời tiết từ tối hôm trước và sáng sớm hôm sau để có kế hoạch cụ thể về che chắn chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn nước uống, kiểm tra hệ thống điện trong chuồng nuôi, kịp thời đối phó với những cơn giông, lốc và những trận mưa lớn đột xuất trong ngày (những ngày nắng nóng thường kèm những cơn giông, lốc, mưa lớn vào buổi chiều rất đột ngột). Thực hiện tốt điều này nhắm tránh được cho con vật đang ở trạng thái bị nắng nóng bị nhiễm lạnh khi gặp mưa làm con vật mắc bệnh.

  2. Giảm mật độ nhốt gia súc gia cầm trong chuồng nuôi cũng như trên phương tiện vận chuyển.

Điều này rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu để tạo sự thông thoáng làm mát cho con vật, hạn chế sức nóng từ chuông nuôi cũng như từ bản thân con vật thải lượng khí độc gây ô nhiễm môi trường. Với trâu bò đơn giản chi cần đưa trâu bò ra nhốt ở những nơi có cây bóng mát là được. Đối với lợn, gia cầm cần cải tạo bổ sung các ô chuồng mới để giảm mật độ nuôi. Các khu chăn nuôi lợn, gia cầm chuyên thịt nên xuất bán và nhập số lượng nhỏ hơn so với bình thường. Việc vận chuyển nên hạn chế tối đa trong những ngày nắng nóng trường hợp cần phải vận chuyển chú ý có mái che tốt, rải chất độn nền xe (bằng cát, lá cây tươi) đồng thời để một số cành cây tươi trên phương tiện vận chuyển làm mát. Khi vận chuyển cần thực hiện vào ban đêm, buổi trưa cho con vật nghỉ ngơi ở khu có nhiều bóng cây.

  3. Có hệ thống giàn phun mưa, quạt thông gió làm mát trong, ngoài chuồng nuôi.

Nên có hệ thống giàn phun mưa cả trên mái chuồng và trực tiếp trong chuồng nuôi cho con vật. Hệ thống giàn phun tốt nhất lắp hệ thống tự động để đảm bảo chất lượng giàn phun cũng như lượng nước phun trong chuồng, đảm bảo cân bằng về nhiệt cho con vật. Những nơi chưa có điều kiện lắp giàn phun có thể dùng các tấm che (tốt nhất bằng các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, không nên dùng chất liệu bằng tôn, phibroxi măng). Kinh nghiệm ở nhiều nơi dùng các cây giây leo như bìm bìm, mướp, nhót … cho leo trên mái làm mát tự nhiên là rất tốt. Hệ thống quạt thông gió, những chuồng nuôi kín (ở lợn, gia cầm) cần chú ý kiểm tra điện hàng ngày không để mất điện hoặc trục trặc kỹ thuật từng khu vực trong chuồng nuôi. Lưu ý hàng ngày phải kiểm tra các hệ thống làm mát, quạt thông gió để kịp thời xử lý sự cố như mất điện, trục trặc kỹ thuật hệ thống… Làm hệ thống bạt che nắng di động, nhiều khu chăn nuôi nhất là chăn nuôi gia cầm khi chưa có hệ thống chuồng kín dùng hệ thống bạt di động để che chắn trực tiếp, nắng đến đâu che đến đó. Đây là biện pháp hữu ích thực tế được nhiều người áp dụng cùng với các hệ thống đã có trong chuồng nuôi rất có hiệu quả.

 Ở nhiều nơi đang vụ thu hoạch ngô, thân cây chuối, các cây họ đậu, người chăn nuôi dùng các loại thân cây trên để che chắn trên mái, che chắn xung quanh chuồng hoặc xếp nhiều ở khu vực có bóng mát để nhốt gia súc cũng là điều rất tốt. Tuy nhiên cần chú ý để kịp thời xử lý khi có giông, bão, lốc mưa lớn không để các vật liệu trên bị đổ hoặc tạo sức nặng cho mái chuồng nuôi làm ảnh hưởng trực tiếp đến con vật.

4. Chế độ dinh dưỡng làm mát cho con vật.

 Cần đảm bảo đầy đủ lượng nước uống và dùng chất điện giải cho con vật uống hàng ngày. Nhu cầu nước uống trong ngày nắng nóng là rất lớn nhất là đối với vật nuôi đang trong gia đoạn tiết sữa nuôi con. Dùng chất điện giải (như Han-Lytevit C…) sẽ vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất sẽ làm tăng sức để kháng cho con vật. Tốt nhất thiết kế hệ thống nước uống tự động để con vật uống tự do không bị hạn chế. Những ngày nắng nóng nên bổ sung các máng uống và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để cho con vật chủ động uống đủ lượng nước sạch. Với trâu bò khi thấy con vật quá mệt mỏi do cảm nắng, cảm nắng có thể dùng bột sắn, nước lá rau má, rấp cá để hòa nước cho con vật uống. Về chế độ ăn, những ngày nắng nóng nên giảm khẩu phần ăn về buổi trưa tăng bù vào chiếu mát, sáng sớm và đêm. Riêng trâu bò cần tăng lượng thức ăn thô xanh, giảm thức ăn tinh trong ngày. Thức ăn bổ sung các loại khoáng chất, vitamin (như ADE Bcomplex, Han-Goodway, Hanmix-VK9,….) để nâng cao sức đề kháng cho con vật dần thích nghi với sức nóng ngoài môi trường.

5. Vệ sinh cơ giới chuồng trại làm mát cho con vật.

Thời tiết càng nắng nóng, càng phải đảm bảo nghiêm ngặt vệ sinh cơ giới hàng ngày bằng cách dùng nước rửa chuồng trại và thay chất độn chuồng. Với chuông nuôi trâu bò, lợn (kể cả chuồng kín và chuồng hở) dùng nước rửa xịt sạch chuồng nuôi song không để đọng nước. Những ngày nắng nóng phun nước làm mát rộng cả trong và ngoài chuồng nuôi đồng thời tăng số lần dùng nước phun rửa trong ngày (2 – 3 lần/ngày). Lưu ý sau vệ sinh cơ giới vẫn phải đảm bảo phun thuốc sát trùng định ký (Han Iodine, Vikol …) và thuốc diệt côn trùng (Hantox) để ngăn chặn mầm bệnh. Chuồng nuôi sạch sẽ làm một biện pháp làm mát cho con vật rất hiệu quả.

6. Chế độ tắm trải, chăn thả làm mát trực tiếp cho con vật.

7. Hộ lý cho con vật khi con vật biểu hiện không bình thường trong những ngày nắng nóng.Thời điểm tắm cho con vật tốt nhất là chiều mát không nên tắm giữa trưa (thực tế đã có nhiều trường hợp tắm cho trâu bò, lợn nái giữa trưa đã làm cho con vật bị cảm). Việc tắm trải nhằm giảm nhiệt cho cơ thể và vệ sinh thân thể phòng chống các bệnh ngoài da. Với bê, nghé, lợn con khi tắm rửa xong cần có biện pháp giữ ấm khô ráo không để ẩm ướt nền chuồng. Việc chăn thả cho trâu bò, bò thực hiện vào thời điểm sáng sớm (6 – 9h00) và chiều mát (16 – 18h00), những ngày thời tiết quá nắng nóng có thể sớm hơn, muộn hơn 1 giờ để đảm bảo sức khỏe cho con vật.

Khi phát hiện thấy con vật có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro. Cần tách riêng con vật ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát (nhưng không nên cho thổi trực tiếp vào con vật tránh cho con vật bị sốc, choáng). Với trâu bò, lợn nái có thể dùng đá lạnh chườm mát vùng đầu, vùng mặt, đồng thời cho con vật uống nước điện giải khi ổn định mới cho con vật nhập đàn.

Người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp làm mát trên để đảm bảo sức khỏe đàn gia súc gia cầm trong những ngày nắng nóng.

 

4220 lượt xem
51