CTTĐT - Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy.
Cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Yên Bái lấy lời khai của đối tượng xuất cảnh trái phép.
Ngày 27/2/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố hai đối tượng Cư Seo Quang (17 tuổi), Cư Seo Đồng (20 tuổi), cùng trú tại tỉnh Lào Cai, về hành vi mua bán người. Khai nhận với cơ quan Công an, Đồng và Quang cho biết, bằng thủ đoạn làm quen qua mạng xã hội facebook anh ta vờ yêu các nạn nhân rồi lừa bán sang bên kia biên giới kiếm tiền. Để thực hiện hành vi, các đối tượng làm quen cho đến khi tạo được lòng tin với các cô gái và rủ đi chơi tại các chợ giáp biên giới. Tại đây, Đồng và Quang đã ngấm ngầm “bắt tay” với các đối tượng buôn bán phụ nữ khác tại biên giới và bán các “người yêu” một cách dễ dàng. Sau khi nhận tiền xong, hai đối tượng lợi dụng lúc các cô gái ngắm đồ đã lẩn trốn để quay về tiếp tục thực hiện hành vi này với các nạn nhân khác. Cứ thế, nhiều thiếu nữ đã nhanh chóng bị Quang và Đồng lừa bán một cách dễ dàng.
Trường hợp thứ hai, Khoảng thời gian tháng 4 năm 2018, có một người đàn ông gọi điện cho Lý A Cu trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giới thiệu tên là Dinh và bảo Cu tìm người đem sang Trung Quốc bán lấy tiền, Dinh đã gửi số điện thoại của Phàng Thị Sinh- sinh năm 1995, trú tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu để Cu gọi điện tán tỉnh lừa là muốn lấy Sinh làm vợ, sau đó các đối tượng đã bàn nhau đưa Sinh lên thành phố Lao Cai rồi bán sang Trung Quốc để một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ, đến tháng 7 năm 2018 Sinh đã bỏ trốn về Việt Nam.
Từ những trường hợp trên có thể thấy, đối tượng mà tội phạm mua bán người nhắm đến chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc cuộc sống hôn nhân đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng dẫn đến buông thả trong cuộc sống. Các em nữ ở lứa tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống; những người sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức về xã hội, pháp luật còn hạn chế, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm cao....
Thủ đoạn của bọn tội phạm này ngày càng tinh vi và phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đội tương trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn như hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận nuôi con. Chúng thường lên mạng Internet như Facek Book, Zalo... vẽ ra một viễn cảnh nhàn hạ, lương cao rồi dụ dỗ nạn nhân có nhu cầu tìm việc làm đi theo rồi chúng đưa nạn nhân qua biên giới hoặc các đối tượng tìm cách tán tỉnh nạn nhân bằng những lời đường mật, luôn thể hiện sự ga lăng để lấy lòng tin của nạn nhân, khi “con mồi” đã cắn câu, các đối tượng sẽ tạo ra những hoàn cảnh khác nhau như vờ đi thăm người thân, du lịch, tìm kiêm việc làm... rồi cũng đưa nạn nhân sang bên kia biên giới bán làm hoạt động mại dâm, bán nội tạng hay làm nô lệ tình dục...
Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy.
Từ đầu năm 2020 đến tháng 2/2023 Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện 5 đối tượng dụ dỗ nạn nhân đi sang nước ngoài làm việc. Nguyên nhân của hầu hết các vụ việc mua bán người là do nạn nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp cùng với sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của nạn nhân. Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái đã xét xử 3 vụ, 5 bị can về tội mua bán người; tuyên phạt 5 bị cáo phải chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 7-15 năm tù.
Để phòng ngừa, đấu tranh với những loại tội phạm này, trước hết mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân không bị mua, bán. Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.
Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác hoặc không nhận tiền và tự nguyện trả nợ thay của người lạ mới quen biết. Điều tất yếu là luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân... để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với bọn tội phạm, kịp thời thông báo cho các cơ quan Công an, cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi, đối tượng nghi vấn phạm tội mua, bán người.
Nên cảnh giác với những mối quan hệ quen biết trên mạng, nhất là với những người không rõ ràng về nhân thân, công việc, quan hệ xã hội...Hoặc những đối tượng tuy mới quen trên mạng xã hội, mới xuất hiện ở địa phương, hay mới biết nhau thông qua sự giới thiệu của bạn bè nhưng đã tỏ ra vồ vập, săn đón, hào phóng, tốt bụng…Nên đặt ra những nghi vấn đối với những trường hợp rủ đi làm ăn lương cao nhưng "phải giữ bí mật" với bất cứ lý do nào.
Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn. Phòng, chống mua bán người phải là một nội dung căn bản của công tác phòng, chống tội phạm và lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong giải quyết những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội như: vấn đề hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo…cho người dân địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy.Ngày 27/2/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố hai đối tượng Cư Seo Quang (17 tuổi), Cư Seo Đồng (20 tuổi), cùng trú tại tỉnh Lào Cai, về hành vi mua bán người. Khai nhận với cơ quan Công an, Đồng và Quang cho biết, bằng thủ đoạn làm quen qua mạng xã hội facebook anh ta vờ yêu các nạn nhân rồi lừa bán sang bên kia biên giới kiếm tiền. Để thực hiện hành vi, các đối tượng làm quen cho đến khi tạo được lòng tin với các cô gái và rủ đi chơi tại các chợ giáp biên giới. Tại đây, Đồng và Quang đã ngấm ngầm “bắt tay” với các đối tượng buôn bán phụ nữ khác tại biên giới và bán các “người yêu” một cách dễ dàng. Sau khi nhận tiền xong, hai đối tượng lợi dụng lúc các cô gái ngắm đồ đã lẩn trốn để quay về tiếp tục thực hiện hành vi này với các nạn nhân khác. Cứ thế, nhiều thiếu nữ đã nhanh chóng bị Quang và Đồng lừa bán một cách dễ dàng.
Trường hợp thứ hai, Khoảng thời gian tháng 4 năm 2018, có một người đàn ông gọi điện cho Lý A Cu trú tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giới thiệu tên là Dinh và bảo Cu tìm người đem sang Trung Quốc bán lấy tiền, Dinh đã gửi số điện thoại của Phàng Thị Sinh- sinh năm 1995, trú tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu để Cu gọi điện tán tỉnh lừa là muốn lấy Sinh làm vợ, sau đó các đối tượng đã bàn nhau đưa Sinh lên thành phố Lao Cai rồi bán sang Trung Quốc để một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ, đến tháng 7 năm 2018 Sinh đã bỏ trốn về Việt Nam.
Từ những trường hợp trên có thể thấy, đối tượng mà tội phạm mua bán người nhắm đến chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc cuộc sống hôn nhân đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng dẫn đến buông thả trong cuộc sống. Các em nữ ở lứa tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống; những người sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức về xã hội, pháp luật còn hạn chế, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm cao....
Thủ đoạn của bọn tội phạm này ngày càng tinh vi và phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đội tương trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn như hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận nuôi con. Chúng thường lên mạng Internet như Facek Book, Zalo... vẽ ra một viễn cảnh nhàn hạ, lương cao rồi dụ dỗ nạn nhân có nhu cầu tìm việc làm đi theo rồi chúng đưa nạn nhân qua biên giới hoặc các đối tượng tìm cách tán tỉnh nạn nhân bằng những lời đường mật, luôn thể hiện sự ga lăng để lấy lòng tin của nạn nhân, khi “con mồi” đã cắn câu, các đối tượng sẽ tạo ra những hoàn cảnh khác nhau như vờ đi thăm người thân, du lịch, tìm kiêm việc làm... rồi cũng đưa nạn nhân sang bên kia biên giới bán làm hoạt động mại dâm, bán nội tạng hay làm nô lệ tình dục...
Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy.
Từ đầu năm 2020 đến tháng 2/2023 Công an tỉnh Yên Bái đã phát hiện 5 đối tượng dụ dỗ nạn nhân đi sang nước ngoài làm việc. Nguyên nhân của hầu hết các vụ việc mua bán người là do nạn nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp cùng với sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của nạn nhân. Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái đã xét xử 3 vụ, 5 bị can về tội mua bán người; tuyên phạt 5 bị cáo phải chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 7-15 năm tù.
Để phòng ngừa, đấu tranh với những loại tội phạm này, trước hết mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân không bị mua, bán. Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn. Cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.
Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác hoặc không nhận tiền và tự nguyện trả nợ thay của người lạ mới quen biết. Điều tất yếu là luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân... để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với bọn tội phạm, kịp thời thông báo cho các cơ quan Công an, cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi, đối tượng nghi vấn phạm tội mua, bán người.
Nên cảnh giác với những mối quan hệ quen biết trên mạng, nhất là với những người không rõ ràng về nhân thân, công việc, quan hệ xã hội...Hoặc những đối tượng tuy mới quen trên mạng xã hội, mới xuất hiện ở địa phương, hay mới biết nhau thông qua sự giới thiệu của bạn bè nhưng đã tỏ ra vồ vập, săn đón, hào phóng, tốt bụng…Nên đặt ra những nghi vấn đối với những trường hợp rủ đi làm ăn lương cao nhưng "phải giữ bí mật" với bất cứ lý do nào.
Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn. Phòng, chống mua bán người phải là một nội dung căn bản của công tác phòng, chống tội phạm và lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong giải quyết những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội như: vấn đề hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo…cho người dân địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.