Năm 2020 là năm cuối cùng trong thời kỳ ổn định ngân sách (2017 - 2020) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái được Bộ Tài chính giao là 2.520 tỷ đồng; trong đó, thu xuất nhập khẩu là 245 tỷ đồng; dự toán UBND tỉnh giao 3.300 tỷ đồng, trong đó, thu từ xuất nhập khẩu 285 tỷ đồng.
Cán bộ Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải triển khai nhiệm vụ thu ngân sách 2020.
Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn trong điều kiện việc thực hiện dự toán thu chưa lường hết được những khó khăn khi bối cảnh nền kinh tế của thế giới có nhiều biến động, một số nguồn thu của tỉnh chưa thật sự bền vững, nhất là thu tiền sử dụng đất, tình trạng tránh thuế, lách thuế, gian lận thuế còn xảy ra.
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn đóng góp thu ngân sách còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh giải thể hoặc ngừng hoạt động còn cao.
Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: năm 2020, UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách cho thành phố Yên Bái là 507,8 tỷ đồng; thị xã Nghĩa Lộ 119 tỷ đồng; huyện Trấn Yên 140,3 tỷ đồng; huyện Yên Bình 228 tỷ đồng; huyện Văn Yên 174,7 tỷ đồng; huyện Lục Yên 232,2 tỷ đồng; huyện Văn Chấn 213,9 tỷ đồng; huyện Trạm Tấu 59,5 tỷ đồng; huyện Mù Cang Chải 127,5 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán với kết quả cao nhất, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu; xây dựng phương án đối với từng khoản phải thu thuộc phạm vi quản lý.
Chủ động tham mưu giúp tỉnh các biện pháp, giải pháp để phát triển các nguồn thu, tạo nguồn thu mới; khai thác hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, dịch vụ du lịch; tăng cường nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản thu kém bền vững; thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ổn định, dài hạn.
Cùng đó, ngành thuế cần tích cực phối hợp với các ngành, các cấp làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế đến mọi tổ chức, cá nhân nộp thuế; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, thực hiện hiệu quả "Ba giảm", giảm thủ tục; giảm thời gian; giảm chi phí cho tổ chức cá nhân nộp thuế đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, duy trì hệ thống khai thuế tập trung, nộp thuế, hoàn thuế điện tử.
Áp dụng hóa đơn điện tử, thực hiện tốt việc công khai thuế, tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm thuế; xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế kéo dài… nhằm thu đúng, thu đầy đủ các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Tuyên dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và chấp hành pháp luật về thuế; tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế cũng cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên chấn chỉnh thái độ, tác phong và văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân; giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến chính sách về thuế; từ đó, tạo sự hài lòng, đồng thuận của người nộp thuế khi thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Dự báo năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để hoàn thành dự toán thu ngân sách của tỉnh đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cấp, ngành và các thành phần kinh tế.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức ngành thuế, chắc chắn tỉnh Yên Bái sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách nhà nước của tỉnh đã đề ra.
Theo Báo Yên Bái
Năm 2020 là năm cuối cùng trong thời kỳ ổn định ngân sách (2017 - 2020) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái được Bộ Tài chính giao là 2.520 tỷ đồng; trong đó, thu xuất nhập khẩu là 245 tỷ đồng; dự toán UBND tỉnh giao 3.300 tỷ đồng, trong đó, thu từ xuất nhập khẩu 285 tỷ đồng.Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn trong điều kiện việc thực hiện dự toán thu chưa lường hết được những khó khăn khi bối cảnh nền kinh tế của thế giới có nhiều biến động, một số nguồn thu của tỉnh chưa thật sự bền vững, nhất là thu tiền sử dụng đất, tình trạng tránh thuế, lách thuế, gian lận thuế còn xảy ra.
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn đóng góp thu ngân sách còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh giải thể hoặc ngừng hoạt động còn cao.
Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: năm 2020, UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách cho thành phố Yên Bái là 507,8 tỷ đồng; thị xã Nghĩa Lộ 119 tỷ đồng; huyện Trấn Yên 140,3 tỷ đồng; huyện Yên Bình 228 tỷ đồng; huyện Văn Yên 174,7 tỷ đồng; huyện Lục Yên 232,2 tỷ đồng; huyện Văn Chấn 213,9 tỷ đồng; huyện Trạm Tấu 59,5 tỷ đồng; huyện Mù Cang Chải 127,5 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành dự toán với kết quả cao nhất, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu; xây dựng phương án đối với từng khoản phải thu thuộc phạm vi quản lý.
Chủ động tham mưu giúp tỉnh các biện pháp, giải pháp để phát triển các nguồn thu, tạo nguồn thu mới; khai thác hiệu quả nguồn thu từ quỹ đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, dịch vụ du lịch; tăng cường nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản thu kém bền vững; thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ổn định, dài hạn.
Cùng đó, ngành thuế cần tích cực phối hợp với các ngành, các cấp làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế đến mọi tổ chức, cá nhân nộp thuế; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, thực hiện hiệu quả "Ba giảm", giảm thủ tục; giảm thời gian; giảm chi phí cho tổ chức cá nhân nộp thuế đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế, duy trì hệ thống khai thuế tập trung, nộp thuế, hoàn thuế điện tử.
Áp dụng hóa đơn điện tử, thực hiện tốt việc công khai thuế, tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm thuế; xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế kéo dài… nhằm thu đúng, thu đầy đủ các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Tuyên dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và chấp hành pháp luật về thuế; tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thuế cũng cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên chấn chỉnh thái độ, tác phong và văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân; giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến chính sách về thuế; từ đó, tạo sự hài lòng, đồng thuận của người nộp thuế khi thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Dự báo năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để hoàn thành dự toán thu ngân sách của tỉnh đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cấp, ngành và các thành phần kinh tế.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức ngành thuế, chắc chắn tỉnh Yên Bái sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách nhà nước của tỉnh đã đề ra.