Luật Quản lý thuế 2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 với nhiều nội dung quan trọng như: Kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN, theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế 2006, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm. Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 cho phép cá nhân được nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hay thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ một trăm hai mươi (kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Quản lý thuế 2006).
Đồng chí Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái.
Mở rộng quyền của người nộp thuế: Ngoài 10 quyền của người nộp thuế đã được quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, tại Điều 16 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định bổ sung 4 quyền mới của người nộp thuế gồm: Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử; Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan”.
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như: Nâng mức giảm trừ đối với người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng; Nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng. Như vậy với quy định mới thì một người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 132 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế, trước đây thì ở mức 108 triệu đồng/năm.
Nếu người lao động đó có 2 người phụ thuộc thì mức thu nhập từ tiền lương, tiền công/năm sẽ là 237,6 thì không phải nộp thuế, theo quy định trước đây thì 194,4 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế (tương ứng với mức thu nhập B/Q tháng: Mức mới 19,8 triệu đồng, mức cũ là 16,2 triệu đồng chưa phải nộp thuế).
Như vậy các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 thì được xác định lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020
Luật Quản lý thuế 2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 với nhiều nội dung quan trọng như: Kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN, theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế 2006, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm. Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 cho phép cá nhân được nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hay thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ một trăm hai mươi (kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Quản lý thuế 2006).Mở rộng quyền của người nộp thuế: Ngoài 10 quyền của người nộp thuế đã được quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, tại Điều 16 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định bổ sung 4 quyền mới của người nộp thuế gồm: Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến Cổng Thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử; Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan”.
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như: Nâng mức giảm trừ đối với người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng; Nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng. Như vậy với quy định mới thì một người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 132 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế, trước đây thì ở mức 108 triệu đồng/năm.
Nếu người lao động đó có 2 người phụ thuộc thì mức thu nhập từ tiền lương, tiền công/năm sẽ là 237,6 thì không phải nộp thuế, theo quy định trước đây thì 194,4 triệu đồng sẽ không phải nộp thuế (tương ứng với mức thu nhập B/Q tháng: Mức mới 19,8 triệu đồng, mức cũ là 16,2 triệu đồng chưa phải nộp thuế).
Như vậy các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 thì được xác định lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020