Để tăng cường quản lý thuế, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác quản lý thuế, triển khai kịp thời chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.
Ngày 14/1, UBND tỉnh Yên Bái cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Yên Bái, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.
Để tăng cường quản lý thuế, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác quản lý thuế, triển khai kịp thời chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.Ngày 14/1, UBND tỉnh Yên Bái cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Yên Bái, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.Để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh được thuận lợi, hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời, hiệu quả chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Theo chỉ đạo, các sở ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đảm bảo đưa vào diện quản lý đầy đủ các hộ kinh doanh thực tế hoạt động trên địa bàn, tránh thất thu về đối tượng và doanh thu kinh doanh.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý, công khai, minh bạch thông tin quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh. Triển khai rà soát đối tượng tại địa bàn, tổ chức khảo sát doanh thu thực tế của hộ kinh doanh, chú trọng các ngành nghề trọng điểm của hộ kinh doanh tại địa bàn. Từ đó có cơ sở lập Bộ thuế khoán năm 2024 đối với hộ kinh doanh đảm bảo sát thực tế.
Rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế của chủ hộ kinh doanh để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cùng với đó, thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, hộ kinh doanh, bao gồm cả việc tra cứu và phản hồi thông tin trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh của cơ quan thuế nhằm giúp cho người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.
Để tăng cường quản lý thuế, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác quản lý thuế, triển khai kịp thời chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.Ngày 14/1, UBND tỉnh Yên Bái cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Yên Bái, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.
Để tăng cường quản lý thuế, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác quản lý thuế, triển khai kịp thời chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.Ngày 14/1, UBND tỉnh Yên Bái cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Yên Bái, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh.Để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh được thuận lợi, hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời, hiệu quả chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Theo chỉ đạo, các sở ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đảm bảo đưa vào diện quản lý đầy đủ các hộ kinh doanh thực tế hoạt động trên địa bàn, tránh thất thu về đối tượng và doanh thu kinh doanh.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý, công khai, minh bạch thông tin quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh. Triển khai rà soát đối tượng tại địa bàn, tổ chức khảo sát doanh thu thực tế của hộ kinh doanh, chú trọng các ngành nghề trọng điểm của hộ kinh doanh tại địa bàn. Từ đó có cơ sở lập Bộ thuế khoán năm 2024 đối với hộ kinh doanh đảm bảo sát thực tế.
Rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế của chủ hộ kinh doanh để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cùng với đó, thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, hộ kinh doanh, bao gồm cả việc tra cứu và phản hồi thông tin trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh của cơ quan thuế nhằm giúp cho người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.