Theo các chuyên gia, để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.
Kinh doanh trên nền tảng số là nhằm khai thác nguồn thu và chống thất thu thuế một cách đồng bộ.
Còn khoảng trống về pháp lý
Tại Hội thảo khoa học “Chính sách và quản lý Thuế, Hải quan, Logistics” được Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) tổ chức mới đây, đánh giá hệ thống chính sách về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số (KDTNTS), PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền cho biết, để quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các sắc thuế đặc thù là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Khẩn trương ký kết hiệp định thuế đa phương
“Việt Nam cần khẩn trương ký kết hiệp định thuế đa phương để sửa đổi một số điều khoản của các hiệp định thuế song phương, trong đó có điều khoản về cơ sở thường trú, ngoài ra cần đàm phán trong các hiệp định về thuế để phân định rõ quyền đánh thuế của Việt Nam đối với các dịch vụ TMĐT xuyên biên giới.”
PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền
Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính)
|
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, chính sách thuế cần xác định nơi tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới với những tiêu chí phù hợp với không gian mạng internet và dịch vụ số; giải quyết mâu thuẫn về cách hiểu cơ sở thường trú làm căn cứ xác định người nộp thuế (NNT) thu nhập DN giữa Việt Nam và các DN ở một số nước trên thế giới với khái niệm “cơ sở cố định” trong điều kiện là sự hiện diện về số trên mạng internet.
Mặc dù đã thông qua chủ trương tiến hành đàm phán và ký kết hiệp định thuế đa phương để giải quyết vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận nhằm tránh thuế liên quan đến các dịch vụ số xuyên biên giới, nhưng để thực hiện hiệu quả thì việc tổ chức thực hiện, nền tảng pháp lý quốc tế để xử lý vấn đề này là rất quan trọng.
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) của cá nhân bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT cần quán triệt đầy đủ nguyên tắc “khấu trừ tại nguồn” trong bối cảnh mới của hoạt động TMĐT.
Theo Thông tư số 100/2021/TT-BTC, bên cạnh trách nhiệm cung cấp thông tin, sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Với quy định như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, nếu cá nhân không tự nguyện ủy quyền thì sàn giao dịch TMĐT không bắt buộc phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trong văn bản quy phạm pháp luật cần quy định cụ thể về loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Chưa có quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các mạng xã hội trong việc cung cấp thông tin về các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân trên các mạng xã hội.
Chính sách thuế cũng cần có quy định về dữ liệu xuyên biên giới, hay chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới. Hệ thống chế tài đối với hành vi vi phạm các quy định về mua bán, sử dụng dữ liệu cá nhân còn chưa đủ tính nghiêm khắc.
“Vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu cá nhân đang là vấn đề nổi cộm. Việt Nam đã có nhiều quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật khi thu thập thông tin cá nhân và mua, bán dữ liệu cá nhân trái phép, nhưng với các nền tảng xuyên biên giới, việc này hoàn toàn không đơn giản; hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan đăng ký kinh doanh - đăng ký thuế còn hạn chế” - PGS.TS Vương Thị Thu Hiền cho hay.
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam phù hợp với những thay đổi về các phương thức kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh TMĐT
Tiếp tục hoàn thiện chính sách về quản lý thuế
Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách về quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam phù hợp với những thay đổi về các phương thức kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh TMĐT.
Đồng thời, xây dựng tiêu chí xác định cơ sở thường trú trong giao dịch trên nền tảng số. Việt Nam cần sửa đổi định nghĩa về cơ sở thường trú trong Luật Thuế TNDN; tích cực cập nhật kinh nghiệm từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT, từ đó nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam trong hoạt động kinh doanh TMĐT. Theo đó, cơ quan thuế cần nghiên cứu, tham mưu với cơ quan ban hành pháp luật về quy định ngưỡng phát sinh thu nhập từ hoạt động TMĐT phù hợp làm căn cứ xác định cơ sở thường trú của các DN, tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT.
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, cần sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế GTGT bao quát hết những sản phẩm, dịch vụ KDTNTS; có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về đăng ký, kê khai thuế đối với hoạt động này; nghiên cứu bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân.
Cùng với đó, bổ sung cụ thể vào Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Xác định rõ giới hạn trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan để vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cá nhân kinh doanh TMĐT...
Còn theo TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), mục tiêu chung của quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS là nhằm khai thác nguồn thu và chống thất thu thuế một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo nguồn thu ngân sách, khuyến khích hoạt động kinh doanh và công bằng giữa các chủ thể nộp thuế.
Trong đó, tập trung nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các chủ thể trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng trong các hoạt động KDTNTS; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về thuế trong hoạt động KDTNTS theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thuế phù hợp với thực tiễn.
Xây dựng cơ chế phối hợp công tác và chia sẻ cơ sở dữ liệu
Theo Tổng cục Thuế, đến nay, đã bước đầu xây dựng được cơ chế phối hợp công tác và chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước thông qua ký kết các thỏa thuận phối hợp công tác. Đây là nền tảng quan trọng để tăng cường công tác quản lý thuế có sự phối hợp của các bộ, ngành để nâng cao hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói riêng.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1986/QĐ-BTC ngày 19/9/2023 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg của Bộ Tài chính, đồng thời đã có 4 công văn gửi các bộ, ngành liên quan về việc phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Đến nay, ở mức kỹ thuật, các đơn vị được giao của các bộ, ngành đã thống nhất về kế hoạch chi tiết việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
|
Theo các chuyên gia, để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.Còn khoảng trống về pháp lý
Tại Hội thảo khoa học “Chính sách và quản lý Thuế, Hải quan, Logistics” được Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) tổ chức mới đây, đánh giá hệ thống chính sách về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số (KDTNTS), PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền cho biết, để quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với các sắc thuế đặc thù là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Khẩn trương ký kết hiệp định thuế đa phương
“Việt Nam cần khẩn trương ký kết hiệp định thuế đa phương để sửa đổi một số điều khoản của các hiệp định thuế song phương, trong đó có điều khoản về cơ sở thường trú, ngoài ra cần đàm phán trong các hiệp định về thuế để phân định rõ quyền đánh thuế của Việt Nam đối với các dịch vụ TMĐT xuyên biên giới.”
PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền
Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính)
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, chính sách thuế cần xác định nơi tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới với những tiêu chí phù hợp với không gian mạng internet và dịch vụ số; giải quyết mâu thuẫn về cách hiểu cơ sở thường trú làm căn cứ xác định người nộp thuế (NNT) thu nhập DN giữa Việt Nam và các DN ở một số nước trên thế giới với khái niệm “cơ sở cố định” trong điều kiện là sự hiện diện về số trên mạng internet.
Mặc dù đã thông qua chủ trương tiến hành đàm phán và ký kết hiệp định thuế đa phương để giải quyết vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận nhằm tránh thuế liên quan đến các dịch vụ số xuyên biên giới, nhưng để thực hiện hiệu quả thì việc tổ chức thực hiện, nền tảng pháp lý quốc tế để xử lý vấn đề này là rất quan trọng.
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) của cá nhân bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT cần quán triệt đầy đủ nguyên tắc “khấu trừ tại nguồn” trong bối cảnh mới của hoạt động TMĐT.
Theo Thông tư số 100/2021/TT-BTC, bên cạnh trách nhiệm cung cấp thông tin, sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Với quy định như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, nếu cá nhân không tự nguyện ủy quyền thì sàn giao dịch TMĐT không bắt buộc phải kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trong văn bản quy phạm pháp luật cần quy định cụ thể về loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Chưa có quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các mạng xã hội trong việc cung cấp thông tin về các hoạt động quảng cáo nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân trên các mạng xã hội.
Chính sách thuế cũng cần có quy định về dữ liệu xuyên biên giới, hay chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới. Hệ thống chế tài đối với hành vi vi phạm các quy định về mua bán, sử dụng dữ liệu cá nhân còn chưa đủ tính nghiêm khắc.
“Vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu cá nhân đang là vấn đề nổi cộm. Việt Nam đã có nhiều quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật khi thu thập thông tin cá nhân và mua, bán dữ liệu cá nhân trái phép, nhưng với các nền tảng xuyên biên giới, việc này hoàn toàn không đơn giản; hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan đăng ký kinh doanh - đăng ký thuế còn hạn chế” - PGS.TS Vương Thị Thu Hiền cho hay.
Cần sửa đổi, bổ sung quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam phù hợp với những thay đổi về các phương thức kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh TMĐT
Tiếp tục hoàn thiện chính sách về quản lý thuế
Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách về quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam phù hợp với những thay đổi về các phương thức kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh TMĐT.
Đồng thời, xây dựng tiêu chí xác định cơ sở thường trú trong giao dịch trên nền tảng số. Việt Nam cần sửa đổi định nghĩa về cơ sở thường trú trong Luật Thuế TNDN; tích cực cập nhật kinh nghiệm từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc xác định cơ sở thường trú trong giao dịch TMĐT, từ đó nghiên cứu xây dựng các tiêu chí xác định cơ sở thường trú tại Việt Nam trong hoạt động kinh doanh TMĐT. Theo đó, cơ quan thuế cần nghiên cứu, tham mưu với cơ quan ban hành pháp luật về quy định ngưỡng phát sinh thu nhập từ hoạt động TMĐT phù hợp làm căn cứ xác định cơ sở thường trú của các DN, tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT.
Theo PGS-TS. Vương Thị Thu Hiền, cần sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế GTGT bao quát hết những sản phẩm, dịch vụ KDTNTS; có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về đăng ký, kê khai thuế đối với hoạt động này; nghiên cứu bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân.
Cùng với đó, bổ sung cụ thể vào Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế loại thông tin cung cấp, cách thức và thời hạn cung cấp thông tin của cá nhân trong trường hợp sàn giao dịch TMĐT không kê khai, nộp thuế thay cho cá nhân. Xác định rõ giới hạn trách nhiệm bảo mật thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan để vừa đảm bảo chống thất thu thuế, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cá nhân kinh doanh TMĐT...
Còn theo TS. Nguyễn Đình Chiến - Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), mục tiêu chung của quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS là nhằm khai thác nguồn thu và chống thất thu thuế một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo nguồn thu ngân sách, khuyến khích hoạt động kinh doanh và công bằng giữa các chủ thể nộp thuế.
Trong đó, tập trung nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các chủ thể trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng trong các hoạt động KDTNTS; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về thuế trong hoạt động KDTNTS theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thuế phù hợp với thực tiễn.
Xây dựng cơ chế phối hợp công tác và chia sẻ cơ sở dữ liệu
Theo Tổng cục Thuế, đến nay, đã bước đầu xây dựng được cơ chế phối hợp công tác và chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước thông qua ký kết các thỏa thuận phối hợp công tác. Đây là nền tảng quan trọng để tăng cường công tác quản lý thuế có sự phối hợp của các bộ, ngành để nâng cao hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói riêng.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1986/QĐ-BTC ngày 19/9/2023 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg của Bộ Tài chính, đồng thời đã có 4 công văn gửi các bộ, ngành liên quan về việc phối hợp triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Đến nay, ở mức kỹ thuật, các đơn vị được giao của các bộ, ngành đã thống nhất về kế hoạch chi tiết việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.