CTTĐT - Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh, đến hết 9/2017 Yên Bái thu ngân sách đạt 1.529 tỷ đồng, bằng 75% dự toán tỉnh giao và 64% dự toán phấn đấu.
Từ nay đến hết năm 2017, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đề ra nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu ngân sách được giao.
Trong đó, thu hải quan đạt 143,7 tỷ đồng, bằng 90% dự toán bộ và tỉnh giao. Thu nội địa đạt 1.385,4 tỷ đồng 73% dự toán tỉnh giao. Khối tỉnh quản lý đạt 481,8 tỷ đồng, bằng 68% dự toán. Khối huyện, thị xã, thành phố đạt 903,5 tỷ đồng bằng 76% dự toán.
Báo cáo cũng chỉ ra, có 7 nguồn thu đạt từ 70% dự toán trở lên bao gồm: thu tiền thuê đất, thu liên doanh đầu tư nước ngoài, thu ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí, thu thuế bảo vệ môi trường, thu xổ số và thu tiền sử dụng đất.
Đặc biệt thu tiền thuê đất đạt 51 tỷ đồng (đạt 171% dự toán), thu liên doanh đầu tư nước ngoài đạt 63,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua 9 tháng cũng ghi nhận 6 nguồn thu đạt dưới 70% dự toán gồm: thu quốc doanh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thu ngân sách khác.
Đến thời điểm này cả tỉnh mới thu được 273 tỷ đồng tiền thu quốc doanh, bằng 59% dự toán. Nguyên nhân đạt thấp so với dự toán và không đảm bảo tiến độ thực hiện là do hầu hết các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, nguyên liệu đầu vào, sản lượng sản xuất không đạt tiến độ so với kế hoạch, khó khăn trong cạnh tranh thị trường... Bên cạnh đó, một số nhóm ngành chính như Viễn thông tiếp tục bị ảnh hưởng chính sách phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào của tập đoàn nên số thuế giá trị gia tăng nộp tại Yên Bái giảm đáng kể; nhóm các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái nên sản lượng tiêu thụ không tăng...
Bên cạnh khó khăn trong thu quốc doanh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng mới thực hiện được 35,1 tỷ đồng bằng 44% dự toán và bằng 141% so với cùng kỳ. Nguồn thu này không đạt tiến độ thu ngân sách do các doanh nghiệp đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc từ chính sách như Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn đến các điểm mỏ cấp mới chưa có cơ sở tính, trình phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, giá tính thuế tài nguyên tại các tỉnh cũng khác nhau nên dẫn đến các doanh nghiệp so sánh, phát sinh kiến nghị rất nhiều; Một số doanh nghiệp không có năng lực tài chính, vốn, tiêu thụ sản phẩm hoặc đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản... nên việc thực hiện nộp tiền cấp quyền đang còn gặp nhiều vấn đề vướng mắc…
Đã có 8 đơn vị thu ngân sách đạt từ 70% dự toán giao (đạt tỷ lệ cả 2 chỉ tiêu là tổng thể và trừ tiền sử dụng đất) bao gồm: huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Duy nhất thành phố Yên Bái mới thu đạt 269/432 tỷ đồng, đạt 62% dự toán. Đây là đơn vị có số thu chiếm 29,7% tổng thu cân đối toàn tỉnh và lớn nhất trong khối huyện thị, thành phố. Mặc dù số thu tăng cao so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ không đạt so dự toán, một số nguồn thu không đạt tỷ lệ so với dự toán như thu quốc doanh, tiền thuê đất, khác ngân sách, lệ phí trước bạ và thu tiền giao đất.
Để đạt mục tiêu thu ngân sách năm 2017 được UBND tỉnh giao là 2.050 tỷ đồng, phấn đấu đạt 2.400 tỷ đồng, trong 3 tháng cuối cùng của năm 2017 ngành thuế Yên Bái phải quyết liệt triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả các chức năng, quy trình quản lý, giải pháp công tác của ngành; Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và không để sót đối tượng quản lý; Tiếp tục triển khai các giải pháp về quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước; Đặc biệt chú trọng công tác phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn. Các đơn vị trong ngành thực hiện rà soát, đánh giá từng nguồn thu, từng doanh nghiệp trên địa bàn từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết thu ngân sách theo từng tháng.
Đồng thời phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ thu theo phân cấp, đảm bảo kế hoạch thu hàng tháng đã đề ra. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đảm bảo cả 2 chỉ tiêu là thu cân đối và thu tiền sử dụng đất.
Tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ thuế theo quy định, bằng các giải pháp phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế, phí. Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ các nguồn có khả năng thu, không để nợ mới phát sinh. Rà soát số nợ không có khả năng thu đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế, hoàn chỉnh hô sơ lưu theo dõi để đến hạn xử lý nợ. Công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế phải thực hiện các biện pháp đôn đôc và thực hiện cưỡng chê nợ thuê, không nộp thuế đúng hạn trên các phương thông tin đại chúng
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch và bổ sung kế hoạch, phấn đấu đảm bảo kế hoạch, thời gian quy định. Tăng cường kiểm tra, quản lý, khai thác hoạt động nhà thầu vãng lai. Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
Tập trung phân tích các nhóm doanh nghiệp thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh điện tử - điện máy, viễn thông, khai thác chê biên khoáng sản, vận tải... Tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế tiếp tục duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Tăng cường trao đổi thông tin để có những biện pháp, chế tài nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhất là những lĩnh vực như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu tiền giao đất...
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh, đến hết 9/2017 Yên Bái thu ngân sách đạt 1.529 tỷ đồng, bằng 75% dự toán tỉnh giao và 64% dự toán phấn đấu. Trong đó, thu hải quan đạt 143,7 tỷ đồng, bằng 90% dự toán bộ và tỉnh giao. Thu nội địa đạt 1.385,4 tỷ đồng 73% dự toán tỉnh giao. Khối tỉnh quản lý đạt 481,8 tỷ đồng, bằng 68% dự toán. Khối huyện, thị xã, thành phố đạt 903,5 tỷ đồng bằng 76% dự toán.
Báo cáo cũng chỉ ra, có 7 nguồn thu đạt từ 70% dự toán trở lên bao gồm: thu tiền thuê đất, thu liên doanh đầu tư nước ngoài, thu ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí, thu thuế bảo vệ môi trường, thu xổ số và thu tiền sử dụng đất.
Đặc biệt thu tiền thuê đất đạt 51 tỷ đồng (đạt 171% dự toán), thu liên doanh đầu tư nước ngoài đạt 63,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua 9 tháng cũng ghi nhận 6 nguồn thu đạt dưới 70% dự toán gồm: thu quốc doanh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thu ngân sách khác.
Đến thời điểm này cả tỉnh mới thu được 273 tỷ đồng tiền thu quốc doanh, bằng 59% dự toán. Nguyên nhân đạt thấp so với dự toán và không đảm bảo tiến độ thực hiện là do hầu hết các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, nguyên liệu đầu vào, sản lượng sản xuất không đạt tiến độ so với kế hoạch, khó khăn trong cạnh tranh thị trường... Bên cạnh đó, một số nhóm ngành chính như Viễn thông tiếp tục bị ảnh hưởng chính sách phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào của tập đoàn nên số thuế giá trị gia tăng nộp tại Yên Bái giảm đáng kể; nhóm các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái nên sản lượng tiêu thụ không tăng...
Bên cạnh khó khăn trong thu quốc doanh, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng mới thực hiện được 35,1 tỷ đồng bằng 44% dự toán và bằng 141% so với cùng kỳ. Nguồn thu này không đạt tiến độ thu ngân sách do các doanh nghiệp đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc từ chính sách như Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn đến các điểm mỏ cấp mới chưa có cơ sở tính, trình phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, giá tính thuế tài nguyên tại các tỉnh cũng khác nhau nên dẫn đến các doanh nghiệp so sánh, phát sinh kiến nghị rất nhiều; Một số doanh nghiệp không có năng lực tài chính, vốn, tiêu thụ sản phẩm hoặc đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản... nên việc thực hiện nộp tiền cấp quyền đang còn gặp nhiều vấn đề vướng mắc…
Đã có 8 đơn vị thu ngân sách đạt từ 70% dự toán giao (đạt tỷ lệ cả 2 chỉ tiêu là tổng thể và trừ tiền sử dụng đất) bao gồm: huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Duy nhất thành phố Yên Bái mới thu đạt 269/432 tỷ đồng, đạt 62% dự toán. Đây là đơn vị có số thu chiếm 29,7% tổng thu cân đối toàn tỉnh và lớn nhất trong khối huyện thị, thành phố. Mặc dù số thu tăng cao so với cùng kỳ nhưng tỷ lệ không đạt so dự toán, một số nguồn thu không đạt tỷ lệ so với dự toán như thu quốc doanh, tiền thuê đất, khác ngân sách, lệ phí trước bạ và thu tiền giao đất.
Để đạt mục tiêu thu ngân sách năm 2017 được UBND tỉnh giao là 2.050 tỷ đồng, phấn đấu đạt 2.400 tỷ đồng, trong 3 tháng cuối cùng của năm 2017 ngành thuế Yên Bái phải quyết liệt triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả các chức năng, quy trình quản lý, giải pháp công tác của ngành; Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và không để sót đối tượng quản lý; Tiếp tục triển khai các giải pháp về quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước; Đặc biệt chú trọng công tác phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn. Các đơn vị trong ngành thực hiện rà soát, đánh giá từng nguồn thu, từng doanh nghiệp trên địa bàn từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết thu ngân sách theo từng tháng.
Đồng thời phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ thu theo phân cấp, đảm bảo kế hoạch thu hàng tháng đã đề ra. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đảm bảo cả 2 chỉ tiêu là thu cân đối và thu tiền sử dụng đất.
Tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ thuế theo quy định, bằng các giải pháp phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế, phí. Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ các nguồn có khả năng thu, không để nợ mới phát sinh. Rà soát số nợ không có khả năng thu đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế, hoàn chỉnh hô sơ lưu theo dõi để đến hạn xử lý nợ. Công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế phải thực hiện các biện pháp đôn đôc và thực hiện cưỡng chê nợ thuê, không nộp thuế đúng hạn trên các phương thông tin đại chúng
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch và bổ sung kế hoạch, phấn đấu đảm bảo kế hoạch, thời gian quy định. Tăng cường kiểm tra, quản lý, khai thác hoạt động nhà thầu vãng lai. Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
Tập trung phân tích các nhóm doanh nghiệp thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh điện tử - điện máy, viễn thông, khai thác chê biên khoáng sản, vận tải... Tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế tiếp tục duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Tăng cường trao đổi thông tin để có những biện pháp, chế tài nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhất là những lĩnh vực như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu tiền giao đất...