Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Lưu trữ năm 2024) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21 tháng 6 năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Ảnh Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
Luật được xây dựng và thông qua nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Luật tập trung làm rõ 04 chính sách lớn gồm: (i) Thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; (ii) Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử; (iii) Quản lý tài liệu lưu trữ tư; (iv) Quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Các chính sách này được quy định thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15.
Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái trân trọng giới thiệu tài liệu của Bộ Nội vụ biên soạn và cập nhật nội dung về sự cần thiết, mục đích ban hành, nội dung chủ yếu, những chính sách, quy định mới của Luật Lưu trữ (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 để góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải đáp kịp thời các vấn đề nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, nhằm đưa pháp luật lĩnh vực Nội vụ vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Nội vụ (có tài liệu phổ biến gửi kèm theo).
Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh
0 lượt xem