Huyện Văn Chấn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’ vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 104053’ kinh độ Đông. Có tổng diện tích tự nhiên 1.129,12 km2, với dân số 119.840 người (Theo số liệu niên Giám thống kê năm 2022).
Toàn cảnh Trung tâm huyện Văn Chấn
1. Địa lý tự nhiên
Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ. Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
Văn Chấn có địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.
2. Lịch sử hình thành
- Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý, Trần nhiều lần thay đổi phiên hiệu, và đến cuối thời Trần Văn Chấn nằm trong châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng, một trong 16 châu Thái của Tây Bắc.
- Năm Quang Thuận thứ 7 (1446), để tăng cường sự thống nhất về hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469), thì định lại bản đồ cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các thừa tuyên. Lúc đó Văn Chấn thuộc phủ Quy Hoá, đạo thừa tuyên Hưng Hoá.
Đến triều Nguyễn thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau đó là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá.
- Trước năm 1900, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai.
- Ngày 11 tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái, theo đó Văn Chấn là một châu thuộc tỉnh Yên Bái.
- Từ năm 1940 đến năm 1945 châu Văn Chấn được đổi thành phủ Văn Chấn.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vùng Tây Bắc được hoàn toàn giải phóng, tháng 5 năm 1955, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, Văn Chấn là một trong 16 châu thuộc Khu tự trị.
- Tháng 10 năm 1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh. Ngày 24 tháng 12 năm 1962, tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Thái - Mèo chính thức được thành lập, Văn Chấn thuộc tỉnh Nghĩa Lộ.
- Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (1976) quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính trong cả nước. Ngày 03 tháng 01 năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 01 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội (khoá VII), tỉnh Yên Bái được tái thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Yên Bái.
3. Địa lý hành chính
Huyện Văn Chấn có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã: An Lương, Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Đồng Khê, Gia Hội, Minh An, Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tâm, Sơn Lương, Sùng Đô, Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Tú Lệ và 03 thị trấn: Nông trường Liên Sơn, Nông trường Trần Phú, Sơn Thịnh.
4. Địa lý nhân văn
Văn Chấn có tổng diện tích tự nhiên 1.129,12 km2, với 119.840 người, hội tụ 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó dân tộc Kinh 32,4 %; Thái 23,71%; Tày 17,98%; Dao 10,18 %; Mường 7,16%; Mông 7,84 %; Giáy 1,47%; Khơ Mú 0,77 %, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, Mông.
Văn Chấn - Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Xếp theo ngữ hệ có thể chia thành 5 nhóm: Thái - Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ Mú); Mông - Dao; Hán. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; người Thái có tác phẩm “Sống trụ sôn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh tạp Sấc Klương (Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”... Ngoài ra các dân tộc khác cũng có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích như sự tích Nàng Han của người Khơ Mú, bà chúa Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hoá Mường Lò - một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. Đây là một lợi thế không nhỏ để Văn Chấn phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 12 di tích được công nhận Di tích lịch sử. Trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 10 Di tích lịch sử và văn hóa cấp tỉnh.
5 . Tiềm năng kinh tế
Kinh tế của huyện Văn Chấn không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh - quốc phòng giữ vững, ổn định; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển.
Văn Chấn có nhiều tiềm năng kinh tế về đất đai, lâm nghiệp, cây dược liệu và nhiều loại khoáng sản. Có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Thị trấn là vùng chè, cây ăn quả, nuôi ba ba, vườn rừng, tiềm năng khoáng sản lớn, nhất là quặng sắt…
Được thiên nhiên ưu đãi, Văn Chấn có tiềm năng đất đai rộng lớn, sự ưu đãi về khí hậu đã tạo ra sự đa dạng về cây trồng, với nhiều loài cây có giá trị rất cao, trong đó nổi tiếng là sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Nếp Tú Lệ là sản vật trời ban thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất nơi đây, huyện đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chuyên canh tại các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện để thuận lợi cho việc quản lý sản xuất và tiêu thụ, với diện tích được quy hoạch lên tới 2.500 ha ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã: Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch...
Về sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn tiếp tục phát triển đúng hướng. Nhiều dự án đầu tư thủy điện, khoáng sản đi vào sản xuất có hiệu quả; tiêu biểu như Nhà máy thủy điện Văn Chấn, Nhà máy tuyển quặng sắt, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế xã Sơn Lương. Về thương mại, dịch vụ, du lịch: Huyện Văn Chấn xúc tiến xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương), suối Hán (xã Thượng Bằng La), đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ vận tải… đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác.
Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.
Văn Chấn còn có tiềm năng về nguồn nước khoáng nóng tại các điểm: Tú Lệ; Sơn Thịnh; Gia Hội.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Phòng Văn hóa thông tin huyện Văn Chấn cung cấp và tham khảo tài liệu từ trang Thông tin điện tử UBND huyện Văn Chấn)
57321 lượt xem
Ban Biên tập
Huyện Văn Chấn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’ vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 104053’ kinh độ Đông. Có tổng diện tích tự nhiên 1.129,12 km2, với dân số 119.840 người (Theo số liệu niên Giám thống kê năm 2022).1. Địa lý tự nhiên
Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ. Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
Văn Chấn có địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.
2. Lịch sử hình thành
- Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý, Trần nhiều lần thay đổi phiên hiệu, và đến cuối thời Trần Văn Chấn nằm trong châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng, một trong 16 châu Thái của Tây Bắc.
- Năm Quang Thuận thứ 7 (1446), để tăng cường sự thống nhất về hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469), thì định lại bản đồ cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các thừa tuyên. Lúc đó Văn Chấn thuộc phủ Quy Hoá, đạo thừa tuyên Hưng Hoá.
Đến triều Nguyễn thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau đó là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá.
- Trước năm 1900, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai.
- Ngày 11 tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái, theo đó Văn Chấn là một châu thuộc tỉnh Yên Bái.
- Từ năm 1940 đến năm 1945 châu Văn Chấn được đổi thành phủ Văn Chấn.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vùng Tây Bắc được hoàn toàn giải phóng, tháng 5 năm 1955, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, Văn Chấn là một trong 16 châu thuộc Khu tự trị.
- Tháng 10 năm 1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh. Ngày 24 tháng 12 năm 1962, tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Thái - Mèo chính thức được thành lập, Văn Chấn thuộc tỉnh Nghĩa Lộ.
- Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (1976) quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính trong cả nước. Ngày 03 tháng 01 năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 01 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội (khoá VII), tỉnh Yên Bái được tái thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Yên Bái.
3. Địa lý hành chính
Huyện Văn Chấn có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã: An Lương, Bình Thuận, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Đồng Khê, Gia Hội, Minh An, Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tâm, Sơn Lương, Sùng Đô, Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Tân Thịnh, Thượng Bằng La, Tú Lệ và 03 thị trấn: Nông trường Liên Sơn, Nông trường Trần Phú, Sơn Thịnh.
4. Địa lý nhân văn
Văn Chấn có tổng diện tích tự nhiên 1.129,12 km2, với 119.840 người, hội tụ 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó dân tộc Kinh 32,4 %; Thái 23,71%; Tày 17,98%; Dao 10,18 %; Mường 7,16%; Mông 7,84 %; Giáy 1,47%; Khơ Mú 0,77 %, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, Mông.
Văn Chấn - Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Xếp theo ngữ hệ có thể chia thành 5 nhóm: Thái - Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ Mú); Mông - Dao; Hán. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; người Thái có tác phẩm “Sống trụ sôn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh tạp Sấc Klương (Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”... Ngoài ra các dân tộc khác cũng có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích như sự tích Nàng Han của người Khơ Mú, bà chúa Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hoá Mường Lò - một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. Đây là một lợi thế không nhỏ để Văn Chấn phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 12 di tích được công nhận Di tích lịch sử. Trong đó có 02 di tích cấp quốc gia và 10 Di tích lịch sử và văn hóa cấp tỉnh.
5 . Tiềm năng kinh tế
Kinh tế của huyện Văn Chấn không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; an ninh - quốc phòng giữ vững, ổn định; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển.
Văn Chấn có nhiều tiềm năng kinh tế về đất đai, lâm nghiệp, cây dược liệu và nhiều loại khoáng sản. Có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Thị trấn là vùng chè, cây ăn quả, nuôi ba ba, vườn rừng, tiềm năng khoáng sản lớn, nhất là quặng sắt…
Được thiên nhiên ưu đãi, Văn Chấn có tiềm năng đất đai rộng lớn, sự ưu đãi về khí hậu đã tạo ra sự đa dạng về cây trồng, với nhiều loài cây có giá trị rất cao, trong đó nổi tiếng là sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Nếp Tú Lệ là sản vật trời ban thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất nơi đây, huyện đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chuyên canh tại các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện để thuận lợi cho việc quản lý sản xuất và tiêu thụ, với diện tích được quy hoạch lên tới 2.500 ha ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã: Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch...
Về sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn tiếp tục phát triển đúng hướng. Nhiều dự án đầu tư thủy điện, khoáng sản đi vào sản xuất có hiệu quả; tiêu biểu như Nhà máy thủy điện Văn Chấn, Nhà máy tuyển quặng sắt, Nhà máy sản xuất tinh dầu quế xã Sơn Lương. Về thương mại, dịch vụ, du lịch: Huyện Văn Chấn xúc tiến xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương), suối Hán (xã Thượng Bằng La), đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ vận tải… đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác.
Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.
Văn Chấn còn có tiềm năng về nguồn nước khoáng nóng tại các điểm: Tú Lệ; Sơn Thịnh; Gia Hội.
(Bài viết có sử dụng tài liệu do Phòng Văn hóa thông tin huyện Văn Chấn cung cấp và tham khảo tài liệu từ trang Thông tin điện tử UBND huyện Văn Chấn)