CTTĐT- Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Chính sách này giúp những đối tượng lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn được nhận lương hưu, chế độ tử tuất giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già.
Từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bằng 10% của mức đóng theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn.
Luật BHXH năm 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, nếu không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng nhiều lợi ích, đó là khi đủ điều kiện về tuổi đời đã đóng BHXH đủ 20 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định; được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT khi nghỉ hưu và được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những người tham gia BHXH bắt buộc hưởng lương hưu; được hưởng chế độ tử tuất.
Điển hình như bà Nguyễn Thị Kim Thoa ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Trước đây, bà Thoa làm công tác phụ nữ tại UBND phường Nguyễn Thái Học đến tháng 3/2016, bà Thoa có quyết định nghỉ hưu. Tuy nhiên, bà Thoa chỉ mới đóng BHXH bắt buộc được gần 11 năm. Tính ra, để hưởng chế độ hưu trí, bà Thoa phải bỏ tiền đóng BHXH thêm hơn 9 năm. Được sự tư vấn của cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố, bà Thoa đã quyết định bỏ ra gần 100 triệu đồng đóng BHXH tự nguyện 1 lần để được hưởng lương hưu. Nhờ quyết định đó mà gần một năm nay bà đã được nhận lương hưu 2 triệu đồng/tháng để lo cho bản thân khi già yếu.
Theo Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh, tính đến ngày 31/3/2017, trên địa bàn tỉnh có 2.604 người tham gia BHXH tự nguyện với số tiền đóng 3,2 tỉ đồng. Qua thống kê, phần lớn người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc, đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH. Theo ông Lê Tiến Dũng - Phó trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh thì: “Người dân chưa mặn mà với loại hình bảo hiểm này do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng nên người dân chưa thấy rõ lợi ích loại hình bảo hiểm này nên chưa mạnh dạn tham gia. Các đại lý BHXH ở cơ sở cũng chưa tích cực, chủ động, chưa có biện pháp đẩy mạnh khai thác việc tham gia BHXH tự nguyện ở người dân. Ngoài ra, bản thân chính sách BHXH tự nguyện cũng có mặt hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn người dân do bó hẹp trong 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là mức đóng còn cao so với thu nhập người dân. Mặc dù mức đóng BHXH tự nguyện tuy có thay đổi theo khả năng của người đóng nhưng mức đóng thấp nhất hiện nay bằng 22% (tức người tham gia phải đóng ít nhất là 154.000 đồng/tháng) là số tiền không nhỏ đối với người lao động tự do và lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh”. Chị Nguyễn Thị Ngọc ở tổ 8 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: “Tôi là dân lao động tự do tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện để sau này tôi sẽ có một khoản lương hưu lúc về già, tuy nhiên mức đóng BHXH hiện còn cao so với thu nhập của gia đình”.
Để mở rộng diện tham gia BHXH tự nguyện, trong thời gian tới, BHXH các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ liên quan để thu hút người dân tham gia. Bên cạnh đó, BHXH cũng cần kiến nghị các bộ, ngành liên quan mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện ngoài hai chế độ hưu trí và tử tuất, thêm các chế độ, quyền lợi như người đóng BHXH bắt buộc hiện nay như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được biết, theo quy định mới, từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bằng 10% của mức đóng theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn. Trường hợp người lao động thuộc diện cận nghèo thì mức hỗ trợ là 25% (tương ứng với 38.500 đồng/tháng); người lao động thuộc diện nghèo thì mức hỗ trợ là 30% (tương ứng 46.200 đồng/tháng)”. Đây sẽ là động lực thu hút nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Chính sách này giúp những đối tượng lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn được nhận lương hưu, chế độ tử tuất giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già. Luật BHXH năm 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, nếu không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng nhiều lợi ích, đó là khi đủ điều kiện về tuổi đời đã đóng BHXH đủ 20 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định; được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT khi nghỉ hưu và được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những người tham gia BHXH bắt buộc hưởng lương hưu; được hưởng chế độ tử tuất.
Điển hình như bà Nguyễn Thị Kim Thoa ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Trước đây, bà Thoa làm công tác phụ nữ tại UBND phường Nguyễn Thái Học đến tháng 3/2016, bà Thoa có quyết định nghỉ hưu. Tuy nhiên, bà Thoa chỉ mới đóng BHXH bắt buộc được gần 11 năm. Tính ra, để hưởng chế độ hưu trí, bà Thoa phải bỏ tiền đóng BHXH thêm hơn 9 năm. Được sự tư vấn của cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố, bà Thoa đã quyết định bỏ ra gần 100 triệu đồng đóng BHXH tự nguyện 1 lần để được hưởng lương hưu. Nhờ quyết định đó mà gần một năm nay bà đã được nhận lương hưu 2 triệu đồng/tháng để lo cho bản thân khi già yếu.
Theo Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh, tính đến ngày 31/3/2017, trên địa bàn tỉnh có 2.604 người tham gia BHXH tự nguyện với số tiền đóng 3,2 tỉ đồng. Qua thống kê, phần lớn người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc, đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH. Theo ông Lê Tiến Dũng - Phó trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh thì: “Người dân chưa mặn mà với loại hình bảo hiểm này do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng nên người dân chưa thấy rõ lợi ích loại hình bảo hiểm này nên chưa mạnh dạn tham gia. Các đại lý BHXH ở cơ sở cũng chưa tích cực, chủ động, chưa có biện pháp đẩy mạnh khai thác việc tham gia BHXH tự nguyện ở người dân. Ngoài ra, bản thân chính sách BHXH tự nguyện cũng có mặt hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn người dân do bó hẹp trong 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là mức đóng còn cao so với thu nhập người dân. Mặc dù mức đóng BHXH tự nguyện tuy có thay đổi theo khả năng của người đóng nhưng mức đóng thấp nhất hiện nay bằng 22% (tức người tham gia phải đóng ít nhất là 154.000 đồng/tháng) là số tiền không nhỏ đối với người lao động tự do và lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh”. Chị Nguyễn Thị Ngọc ở tổ 8 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: “Tôi là dân lao động tự do tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện để sau này tôi sẽ có một khoản lương hưu lúc về già, tuy nhiên mức đóng BHXH hiện còn cao so với thu nhập của gia đình”.
Để mở rộng diện tham gia BHXH tự nguyện, trong thời gian tới, BHXH các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ liên quan để thu hút người dân tham gia. Bên cạnh đó, BHXH cũng cần kiến nghị các bộ, ngành liên quan mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện ngoài hai chế độ hưu trí và tử tuất, thêm các chế độ, quyền lợi như người đóng BHXH bắt buộc hiện nay như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được biết, theo quy định mới, từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bằng 10% của mức đóng theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn. Trường hợp người lao động thuộc diện cận nghèo thì mức hỗ trợ là 25% (tương ứng với 38.500 đồng/tháng); người lao động thuộc diện nghèo thì mức hỗ trợ là 30% (tương ứng 46.200 đồng/tháng)”. Đây sẽ là động lực thu hút nhiều người dân tham gia BHXH tự nguyện