CTTĐT - Không có nguồn thu nhập ổn định, không nơi nương tựa là những rủi ro, thiệt thòi của người lao động tự do khi về già. Hiểu được điều này không ít người trong số họ đã lựa chọn tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng trợ cấp, có lương hưu, ổn định cuộc sống.
Nhân viên đại lý thu BHXH đến tận các hộ tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện..
Sau gần 10 năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ở tuổi 57, bà Lê Thị Phương Hoa, tổ 7, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cũng đã được lĩnh lương hưu. Vốn có 1 cửa hàng kinh doanh thời trang cạnh nhà, thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay không mấy thuận lợi. Thế nhưng hiện nay bà Hoa cũng không còn phải quá lo lắng nữa, bởi bà đã có một khoản thu nhập chính từ lương hưu. Từ khi có quyết định hưởng lương hưu đây là tháng lương thứ 4 bà nhận được, thế nhưng niềm vui dường như vẫn còn nguyên vẹn khi những nỗ lực kiên trì đóng bảo hiểm những năm qua đã đem lại nguồn tài chính ổn định cho bà.
Cũng như bà Hoa, ông Trần Quốc Bình, tổ 5 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cũng chính thức được nhận sổ BHXH. Biết đến chính sách BHXH tự nguyện cũng đã khá lâu, nhưng vì nhiều lý do anh Bình không tìm hiểu kỹ nên không hiểu hết được những ưu đãi khi tham gia bảo hiểm. Chỉ đến khi cửa hàng kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng với được trực tiếp biết đến trường hợp hưởng lương hưu nhờ đóng BHXH tự nguyện như bà Hoa, anh Bình mới quyết định tham gia với mức đóng hơn 500 nghìn đồng/tháng. Ở tuổi ngoài 50, anh Bình hiểu rõ nguồn thu nhập không ổn định càng về già thì mối lo càng lớn, bởi tuổi cao sẽ kéo theo rất nhiều chi phí trong cuộc sống.
BHXH tự nguyện được ví như “điểm tựa, cứu cánh” cho những người lao động tự do khi về già. Tham gia BHXH tự nguyện họ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Với mức tham gia thấp nhất chỉ hơn 100.000 đồng/tháng, khi tới tuổi nghỉ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ nhận lương hưu hàng tháng gấp hơn 4 lần mức đóng. Mặc dù, BHXH tự nguyện hiện nay chỉ gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất nhưng loại hình này vẫn được coi là sự lựa chọn đúng đắn đối với những người lao động tự do, công việc không ổn định. Và nhằm đảm bảo chính sách an sinh cho nhóm đối tượng này, thời gian qua BHXH tỉnh Yên Bái luôn nỗ lực phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 2 toàn tỉnh có gần 8.000 người tham gia BHXH tự nguyện đạt 51% kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng gần 3.500 người so với cùng kỳ năm 2019.
Việc triển khai phát triển BHXH tự nguyện ở tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn, đặc biệt là đối với đối tượng cần vận động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động tự do có thu nhập thấp và không ổn định, nhiều người chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi về già. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn nữa mà cán bộ BHXH thường gặp phải trong quá trình vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện là người dân hay nhầm lẫn giữa BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thương mại. Bởi đã có nhiều vụ việc tham gia Bảo hiểm thương mại khiến người dân mất lòng tin. Do vậy cần sự quyết liệt và tích cực của ngành, của từng địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người tham gia trước lợi ích thiết thực của loại hình bảo hiểm này mang lại.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Không có nguồn thu nhập ổn định, không nơi nương tựa là những rủi ro, thiệt thòi của người lao động tự do khi về già. Hiểu được điều này không ít người trong số họ đã lựa chọn tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng trợ cấp, có lương hưu, ổn định cuộc sống.Sau gần 10 năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ở tuổi 57, bà Lê Thị Phương Hoa, tổ 7, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cũng đã được lĩnh lương hưu. Vốn có 1 cửa hàng kinh doanh thời trang cạnh nhà, thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tình hình kinh doanh từ đầu năm đến nay không mấy thuận lợi. Thế nhưng hiện nay bà Hoa cũng không còn phải quá lo lắng nữa, bởi bà đã có một khoản thu nhập chính từ lương hưu. Từ khi có quyết định hưởng lương hưu đây là tháng lương thứ 4 bà nhận được, thế nhưng niềm vui dường như vẫn còn nguyên vẹn khi những nỗ lực kiên trì đóng bảo hiểm những năm qua đã đem lại nguồn tài chính ổn định cho bà.
Cũng như bà Hoa, ông Trần Quốc Bình, tổ 5 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cũng chính thức được nhận sổ BHXH. Biết đến chính sách BHXH tự nguyện cũng đã khá lâu, nhưng vì nhiều lý do anh Bình không tìm hiểu kỹ nên không hiểu hết được những ưu đãi khi tham gia bảo hiểm. Chỉ đến khi cửa hàng kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng với được trực tiếp biết đến trường hợp hưởng lương hưu nhờ đóng BHXH tự nguyện như bà Hoa, anh Bình mới quyết định tham gia với mức đóng hơn 500 nghìn đồng/tháng. Ở tuổi ngoài 50, anh Bình hiểu rõ nguồn thu nhập không ổn định càng về già thì mối lo càng lớn, bởi tuổi cao sẽ kéo theo rất nhiều chi phí trong cuộc sống.
BHXH tự nguyện được ví như “điểm tựa, cứu cánh” cho những người lao động tự do khi về già. Tham gia BHXH tự nguyện họ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Với mức tham gia thấp nhất chỉ hơn 100.000 đồng/tháng, khi tới tuổi nghỉ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ nhận lương hưu hàng tháng gấp hơn 4 lần mức đóng. Mặc dù, BHXH tự nguyện hiện nay chỉ gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất nhưng loại hình này vẫn được coi là sự lựa chọn đúng đắn đối với những người lao động tự do, công việc không ổn định. Và nhằm đảm bảo chính sách an sinh cho nhóm đối tượng này, thời gian qua BHXH tỉnh Yên Bái luôn nỗ lực phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 2 toàn tỉnh có gần 8.000 người tham gia BHXH tự nguyện đạt 51% kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng gần 3.500 người so với cùng kỳ năm 2019.
Việc triển khai phát triển BHXH tự nguyện ở tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn, đặc biệt là đối với đối tượng cần vận động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động tự do có thu nhập thấp và không ổn định, nhiều người chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi về già. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn nữa mà cán bộ BHXH thường gặp phải trong quá trình vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện là người dân hay nhầm lẫn giữa BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thương mại. Bởi đã có nhiều vụ việc tham gia Bảo hiểm thương mại khiến người dân mất lòng tin. Do vậy cần sự quyết liệt và tích cực của ngành, của từng địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người tham gia trước lợi ích thiết thực của loại hình bảo hiểm này mang lại.