CTTĐT - Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội quan trọng của mỗi Quốc gia, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) phù hợp là động lực phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1995 Nhà nước ta đã cải cách lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo hướng: mở rộng quyền lợi về BHXH đối với người lao động làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế. Bước đột phá đầu tiên của công cuộc cải cách về BHXH là việc ban hành Bộ luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, trong đó có chương XII quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 đồng thời thành lập hệ thống BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ thu, chi, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách BHXH thống nhất trong phạm vi toàn quốc, đây cũng chính là tiền đề cho việc xây dựng Luật BHXH.
Tiếp tục cải cách về BHXH, ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 với BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2008 với BHXH tự nguyện và từ ngày 01/01/2009 với bảo hiểm thất nghiệp. Việc ban hành Luật BHXH đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hoá các quy định trước đây về BHXH, bổ sung các loại hình cho phù hợp với quá trình chuyển đồi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đáp ứng nguyện vọng của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập với kinh tế thế giới.
Hệ thống BHXH Việt Nam thực hiện có hiệu quả công tác BHXH, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH, công tác thu BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH tăng nhanh, hình thành quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước quản lý chặt chẽ, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH theo đúng quy định của Chính phủ, công tác chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng các chế độ BHXH đảm bảo kịp thời, ổn định, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH, cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong từ hành chính sang phục vụ. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động BHXH, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng có hiệu quả tốt hơn.
Xác định phát triển đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của ngành, ngành BHXH thường xuyên chỉ đạo các địa phương sử dụng tổng hợp các biện pháp để hoàn thành các chỉ tiêu được Nhà nước giao, năm 2004 với 90.326 người tham gia, năm 2014 là 699.144 người tham gia, qua 10 năm đã tăng 12,9%% và tính đến nay có 794.567 người tham gia so với năm 2004 tăng 11,37%.
Ngay từ khi Luật BHXH được thông qua, ngành BHXH đã xây dựng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH dưới nhiều hình thức, trong đó có BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Yên Bái tập trung tuyên truyền chính sách, cách thức tham gia BHXH tự nguyện để người dân, các doanh nghiệp, tổ chức biết. Tuy nhiên năm 2012 với 1.262 người tham gia, qua 6 năm đã có 2.692 người tham gia tăng so với năm 2012 là 47%, phần lớn là đa số người tham gia BHXH bắt buộc nghỉ việc đóng tiếp để đủ điều kiện nghỉ hưu.
Để đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, từ năm 2009 BHXH tỉnh Yên Bái, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp chỉ đạo thực hiện chính sách BHTN đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, năm 2009 có 15.730 người tham gia đến nay con số đã lên đến 40.409 người tham gia tăng 39%.
Cùng với đó công tác chi trả các chế độ BHXH và giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho người lao động được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Từ năm 2004 đến 6 tháng năm 2017 đã giải quyết cho 17.408 người hưởng hàng tháng; Số người hưởng trợ cấp 1 lần là 17.066; Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp 6.873 người và 400.709 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Luật BHXH vẫn còn vướng mắc: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH để đạt mục tiêu Nghị quyết 21 và quy định của Luật không dễ dàng, như: xuất hiện nhiều trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, cố tình trốn tránh không tiếp các đoàn thanh, kiểm tra; tiến hành giao kết nhiều loại hợp đồng dưới tên gọi hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán nhằm trốn tránh nghĩa vụ trích nộp; vẫn còn tình trạng đóng không đúng với chức danh công việc trong thang bảng lương đã xây dựng thỏa thuận với người lao động và còn nhiều các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn, không bố trí được việc làm… tình trạng người lao động không nghỉ ốm, vừa đi làm vừa được đơn vị đề nghị thanh toán chế độ ốm đau vẫn diễn ra…
Để tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, ngành BHXH tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực BHXH, BHYT một cách đồng bộ từ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho đến việc tổ chức thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực kê khai, thu, nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trong đó cắt giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện của tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ từ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, quy định nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để doanh nghiệp lựa chọn (giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ bưu chính...); chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc theo hướng phục vụ, nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC.
Chú trọng quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện tin học hóa trong quản lý, giải quyết các chế độ chính sách. Với việc thực hiện Kế hoạch được điều chỉnh, các dữ liệu về người tham gia BHXH, BHYT, BHTN sẽ được quản lý tập trung và liên thông từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, sẽ cắt giảm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức và cho chính ngành BHXH….
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội quan trọng của mỗi Quốc gia, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) phù hợp là động lực phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1995 Nhà nước ta đã cải cách lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo hướng: mở rộng quyền lợi về BHXH đối với người lao động làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế. Bước đột phá đầu tiên của công cuộc cải cách về BHXH là việc ban hành Bộ luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, trong đó có chương XII quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 đồng thời thành lập hệ thống BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ thu, chi, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách BHXH thống nhất trong phạm vi toàn quốc, đây cũng chính là tiền đề cho việc xây dựng Luật BHXH.
Tiếp tục cải cách về BHXH, ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 với BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2008 với BHXH tự nguyện và từ ngày 01/01/2009 với bảo hiểm thất nghiệp. Việc ban hành Luật BHXH đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hoá các quy định trước đây về BHXH, bổ sung các loại hình cho phù hợp với quá trình chuyển đồi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đáp ứng nguyện vọng của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập với kinh tế thế giới.
Hệ thống BHXH Việt Nam thực hiện có hiệu quả công tác BHXH, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH, công tác thu BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH tăng nhanh, hình thành quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước quản lý chặt chẽ, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH theo đúng quy định của Chính phủ, công tác chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng các chế độ BHXH đảm bảo kịp thời, ổn định, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH, cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong từ hành chính sang phục vụ. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động BHXH, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng có hiệu quả tốt hơn.
Xác định phát triển đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của ngành, ngành BHXH thường xuyên chỉ đạo các địa phương sử dụng tổng hợp các biện pháp để hoàn thành các chỉ tiêu được Nhà nước giao, năm 2004 với 90.326 người tham gia, năm 2014 là 699.144 người tham gia, qua 10 năm đã tăng 12,9%% và tính đến nay có 794.567 người tham gia so với năm 2004 tăng 11,37%.
Ngay từ khi Luật BHXH được thông qua, ngành BHXH đã xây dựng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH dưới nhiều hình thức, trong đó có BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Yên Bái tập trung tuyên truyền chính sách, cách thức tham gia BHXH tự nguyện để người dân, các doanh nghiệp, tổ chức biết. Tuy nhiên năm 2012 với 1.262 người tham gia, qua 6 năm đã có 2.692 người tham gia tăng so với năm 2012 là 47%, phần lớn là đa số người tham gia BHXH bắt buộc nghỉ việc đóng tiếp để đủ điều kiện nghỉ hưu.
Để đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, từ năm 2009 BHXH tỉnh Yên Bái, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp chỉ đạo thực hiện chính sách BHTN đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, năm 2009 có 15.730 người tham gia đến nay con số đã lên đến 40.409 người tham gia tăng 39%.
Cùng với đó công tác chi trả các chế độ BHXH và giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho người lao động được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Từ năm 2004 đến 6 tháng năm 2017 đã giải quyết cho 17.408 người hưởng hàng tháng; Số người hưởng trợ cấp 1 lần là 17.066; Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp 6.873 người và 400.709 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Luật BHXH vẫn còn vướng mắc: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH để đạt mục tiêu Nghị quyết 21 và quy định của Luật không dễ dàng, như: xuất hiện nhiều trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không tồn tại đúng với địa chỉ trên giấy phép, cố tình trốn tránh không tiếp các đoàn thanh, kiểm tra; tiến hành giao kết nhiều loại hợp đồng dưới tên gọi hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng khoán nhằm trốn tránh nghĩa vụ trích nộp; vẫn còn tình trạng đóng không đúng với chức danh công việc trong thang bảng lương đã xây dựng thỏa thuận với người lao động và còn nhiều các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn, không bố trí được việc làm… tình trạng người lao động không nghỉ ốm, vừa đi làm vừa được đơn vị đề nghị thanh toán chế độ ốm đau vẫn diễn ra…
Để tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, ngành BHXH tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực BHXH, BHYT một cách đồng bộ từ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho đến việc tổ chức thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực kê khai, thu, nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trong đó cắt giảm hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện của tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ từ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, quy định nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để doanh nghiệp lựa chọn (giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ bưu chính...); chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc theo hướng phục vụ, nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC.
Chú trọng quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện tin học hóa trong quản lý, giải quyết các chế độ chính sách. Với việc thực hiện Kế hoạch được điều chỉnh, các dữ liệu về người tham gia BHXH, BHYT, BHTN sẽ được quản lý tập trung và liên thông từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, sẽ cắt giảm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức và cho chính ngành BHXH….