Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tế trên địa bàn tỉnh với 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương.
BHXH huyện Lục Yên thực hiện "đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà" đưa chính sách an sinh xã hội đến từng hộ, từng người.
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT đạt nhiều kết quả tích cực. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BHXH, BHYT được nâng lên rõ rệt.
Kết quả, đến hết năm 2021, tỷ lệ tham gia BHXH toàn tỉnh đạt 18,4% so với LLLĐ trong độ tuổi; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,58% dân số; số thu BHXH, BHYT hằng năm đều đạt kế hoạch; số tiền nợ đóng BHXH, BHYT giảm dần trong những năm gần đây; quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT được đảm bảo; qua đó, góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: Tỷ lệ tham gia BHXH so với LLLĐ trong độ tuổi còn thấp; một số DN, chủ SDLĐ chưa thực hiện đầy đủ các quy định về đóng BHXH, BHYT cho NLĐ; tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH còn diễn ra ở nhiều đơn vị; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT vẫn còn xảy ra…
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT; nhận thức của một bộ phận nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của BHXH, BHYT còn chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, vận động, phát triển và duy trì người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH, BHYT còn hạn chế, chế tài xử phạt vi phạm chưa nghiêm. Bên cạnh đó, tác động từ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân khách quan dẫn đến giảm tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT.
Để tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, trọng tâm là Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII. Thống nhất nhận thức về vai trò của BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng, là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, DN và của mỗi người dân.
Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, chính quyền. Tiếp tục đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT vào Nghị quyết của cấp ủy, Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cấp tỉnh, cấp huyện; BCĐ phát triển người tham gia BHXH, BHYT ở cấp xã.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng vùng, từng nhóm người tham gia (nhất là nhóm đối tượng nông dân, lao động khu vực phi chính thức) để người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; vận động người dân hạn chế làm thủ tục hưởng BHXH một lần; tăng cường ứng dụng CNTT trong tuyên truyền, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đẩy mạnh cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm mở rộng người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT nhất là đối với NLĐ thuộc DN ngoài nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ kinh doanh cá thể, HSSV, người dân sinh sống ở khu vực nông thôn… Tích cực tuyên truyền, vận động các đối tượng tham BHXH, BHYT với nhiều hình thức đa dạng. Phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia BHXH, BHYT. Thường xuyên rà soát, phân loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để tuyên truyền, vận động duy trì tham gia và phát triển đối tượng tham gia.
Nghiên cứu ban hành chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để hỗ trợ một phần mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHXH, BHYT là người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người dân ở các xã, thôn, bản mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không còn thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT.
Tăng cường vận động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ một phần mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không được hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT sau khi các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, kịp thời tháo gỡ khó khăn và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với DN, nhất là những DN bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm giúp DN duy trì việc làm và tham gia BHXH, BHYT cho NLĐ. Công khai các DN, chủ SDLĐ trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT kéo dài; lấy việc chấp hành quy định về BHXH, BHYT để đánh giá, khen thưởng các cơ quan, DN hằng năm.
Tăng cường phối hợp, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH tỉnh với cơ quan Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, các hội đoàn thể và các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách BHXH, BHYT để nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển người tham gia BHXH, BHYT, tăng tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Tiếp tục đổi mới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống BHXH, BHYT, các đại lý thu BHXH; tăng cường ứng dụng CNTT, đẩy mạnh CCHC, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT của người dân. Nâng cao chất lượng các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác quản lý việc thanh toán chi phí KCB BHYT nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng trục lợi quỹ BHYT.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, BHXH, BHYT, nhất là việc đóng bảo hiểm cho NLĐ tại các cơ quan, đơn vị, DN; kết hợp linh hoạt các hình thức thanh tra, kiểm tra (thanh tra, kiểm tra tự động, điện tử kết hợp với thanh tra, kiểm tra trực tiếp). Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền BHXH, BHYT.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tế trên địa bàn tỉnh với 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương.Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT đạt nhiều kết quả tích cực. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BHXH, BHYT được nâng lên rõ rệt.
Kết quả, đến hết năm 2021, tỷ lệ tham gia BHXH toàn tỉnh đạt 18,4% so với LLLĐ trong độ tuổi; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,58% dân số; số thu BHXH, BHYT hằng năm đều đạt kế hoạch; số tiền nợ đóng BHXH, BHYT giảm dần trong những năm gần đây; quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT được đảm bảo; qua đó, góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: Tỷ lệ tham gia BHXH so với LLLĐ trong độ tuổi còn thấp; một số DN, chủ SDLĐ chưa thực hiện đầy đủ các quy định về đóng BHXH, BHYT cho NLĐ; tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH còn diễn ra ở nhiều đơn vị; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT vẫn còn xảy ra…
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT; nhận thức của một bộ phận nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của BHXH, BHYT còn chưa đầy đủ; công tác tuyên truyền, vận động, phát triển và duy trì người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH, BHYT còn hạn chế, chế tài xử phạt vi phạm chưa nghiêm. Bên cạnh đó, tác động từ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân khách quan dẫn đến giảm tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT.
Để tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, trọng tâm là Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII. Thống nhất nhận thức về vai trò của BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng, là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, DN và của mỗi người dân.
Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, chính quyền. Tiếp tục đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT vào Nghị quyết của cấp ủy, Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cấp tỉnh, cấp huyện; BCĐ phát triển người tham gia BHXH, BHYT ở cấp xã.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng vùng, từng nhóm người tham gia (nhất là nhóm đối tượng nông dân, lao động khu vực phi chính thức) để người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; vận động người dân hạn chế làm thủ tục hưởng BHXH một lần; tăng cường ứng dụng CNTT trong tuyên truyền, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đẩy mạnh cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm mở rộng người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT nhất là đối với NLĐ thuộc DN ngoài nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ kinh doanh cá thể, HSSV, người dân sinh sống ở khu vực nông thôn… Tích cực tuyên truyền, vận động các đối tượng tham BHXH, BHYT với nhiều hình thức đa dạng. Phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia BHXH, BHYT. Thường xuyên rà soát, phân loại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng tiềm năng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để tuyên truyền, vận động duy trì tham gia và phát triển đối tượng tham gia.
Nghiên cứu ban hành chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để hỗ trợ một phần mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHXH, BHYT là người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người dân ở các xã, thôn, bản mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không còn thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT.
Tăng cường vận động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ một phần mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không được hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT sau khi các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, kịp thời tháo gỡ khó khăn và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với DN, nhất là những DN bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm giúp DN duy trì việc làm và tham gia BHXH, BHYT cho NLĐ. Công khai các DN, chủ SDLĐ trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT kéo dài; lấy việc chấp hành quy định về BHXH, BHYT để đánh giá, khen thưởng các cơ quan, DN hằng năm.
Tăng cường phối hợp, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH tỉnh với cơ quan Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, các hội đoàn thể và các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách BHXH, BHYT để nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển người tham gia BHXH, BHYT, tăng tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Tiếp tục đổi mới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống BHXH, BHYT, các đại lý thu BHXH; tăng cường ứng dụng CNTT, đẩy mạnh CCHC, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT của người dân. Nâng cao chất lượng các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác quản lý việc thanh toán chi phí KCB BHYT nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng trục lợi quỹ BHYT.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, BHXH, BHYT, nhất là việc đóng bảo hiểm cho NLĐ tại các cơ quan, đơn vị, DN; kết hợp linh hoạt các hình thức thanh tra, kiểm tra (thanh tra, kiểm tra tự động, điện tử kết hợp với thanh tra, kiểm tra trực tiếp). Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền BHXH, BHYT.