Với niềm tin mãnh liệt vào lưới an sinh của Nhà nước, nhiều cá nhân đang trở thành những người “truyền lửa” đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tới gần hơn với người lao động tại các địa phương, qua đó đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân.
Bà Nguyễn Thị Thu Cống (bên trái) tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Về xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nhắc đến bà Nguyễn Thị Thu Cống, nguyên Chủ tịch hội nông dân xã, hiện là cán bộ xã đồng thời là nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT, ai cũng biết bởi bà là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội và phong trào tại địa phương.
Nhiều năm qua, dù nắng hay mưa bà Nguyễn Thị Thu Cống vẫn “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động, thuyết phục người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện, với thông điệp “Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chính sách an sinh vì hạnh phúc mọi gia đình”; “Bảo hiểm y tế - tấm thẻ vàng hỗ trợ bạn khi không may gặp tai nạn rủi ro, bệnh hiểm nghèo”...
Nói về công việc của mình, bà Thu Cống cho hay càng tiếp xúc với nhiều người, bà mới nhận ra đa số người dân ở các địa phương vẫn còn xa lạ với chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, việc có lương hưu khi về già chỉ dành cho cán bộ ở cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp.
“Khi được tư vấn, họ mới vỡ ra là có chính sách BHXH tự nguyện dành cho những người lao động tự do, tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu khi về già đồng thời được cấp thẻ BHYT mà không phải đóng tiền, được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng”, bà Thu Cống chia sẻ.
Để đưa chính sách BHXH đi vào cuộc sống, cần những người 'truyền lửa' bám sát cơ sở, địa phương.
Nhận thấy tầm quan trọng của BHXH trong vấn đề an sinh xã hội, nhiều năm qua, bà Thu Cống đã tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của lãnh đạo xã, các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn để phổ biến các lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại địa phương.
Đặc biệt, bà Cống còn chủ động tư vấn cho các ban, ngành, đoàn thể của xã lồng ghép tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình qua hệ thống đài truyền thanh của xã, hay tại các buổi họp chi bộ, họp thôn, họp chi hội. Bà cũng đến tận nhà hội viên tư vấn, chia sẻ tới cán bộ, hội viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Theo bà Thu Cống, bí quyết để thuyết phục được các hộ có lao động tự do tham gia vào lưới an sinh là phải biết lựa chọn những người tiềm năng, sắp xếp thời gian hợp lý đến vận động, tuyên truyền trực tiếp tại gia đình. Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền BHXH, BHYT, nội dung truyền thông phải ngắn gọn để người dân dễ hiểu.
“Khi tuyên truyền phải vận dụng linh hoạt, đa dạng theo từng thời điểm, bối cảnh dịch, khi tư vấn với thái độ niềm nở, nhiệt tình, lắng nghe để tháo gỡ dần vấn đề băn khoăn của người dân. Với những người cao tuổi động viên tham gia BHYT để được giảm chi phí khám chữa bệnh. Những người đang trong độ tuổi lao động nên tham gia 2 loại hình BHYT và BHXH tự nguyện, vừa được giảm chi phí khi khám chữa bệnh, sau này về già có lương hưu”, bà Cống chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể nói, việc phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, đặc biệt là những người “truyền lửa” trong phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình rất quan trọng tại các địa phương. Thông qua các cá nhân điển hình, 'người thực, việc thực' chính sách BHXH, BHYT dễ dàng được lan tỏa, ngày càng trở nên gần gũi, thiết thực, tạo sự yên tâm, tin tưởng tích cực với người tham gia.
Với lợi thế bám sát địa bàn, hàng ngày tiếp xúc với người dân, nhân viên thu BHXH, BHYT đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT tại cơ sở, trực tiếp giúp người dân nâng cao nhận thức, thấy rõ lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT.
Với niềm tin mãnh liệt vào lưới an sinh của Nhà nước, nhiều cá nhân đang trở thành những người “truyền lửa” đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tới gần hơn với người lao động tại các địa phương, qua đó đảm bảo lợi ích lâu dài cho người dân.Về xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nhắc đến bà Nguyễn Thị Thu Cống, nguyên Chủ tịch hội nông dân xã, hiện là cán bộ xã đồng thời là nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT, ai cũng biết bởi bà là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội và phong trào tại địa phương.
Nhiều năm qua, dù nắng hay mưa bà Nguyễn Thị Thu Cống vẫn “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động, thuyết phục người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện, với thông điệp “Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chính sách an sinh vì hạnh phúc mọi gia đình”; “Bảo hiểm y tế - tấm thẻ vàng hỗ trợ bạn khi không may gặp tai nạn rủi ro, bệnh hiểm nghèo”...
Nói về công việc của mình, bà Thu Cống cho hay càng tiếp xúc với nhiều người, bà mới nhận ra đa số người dân ở các địa phương vẫn còn xa lạ với chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, việc có lương hưu khi về già chỉ dành cho cán bộ ở cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp.
“Khi được tư vấn, họ mới vỡ ra là có chính sách BHXH tự nguyện dành cho những người lao động tự do, tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu khi về già đồng thời được cấp thẻ BHYT mà không phải đóng tiền, được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng”, bà Thu Cống chia sẻ.
Để đưa chính sách BHXH đi vào cuộc sống, cần những người 'truyền lửa' bám sát cơ sở, địa phương.
Nhận thấy tầm quan trọng của BHXH trong vấn đề an sinh xã hội, nhiều năm qua, bà Thu Cống đã tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của lãnh đạo xã, các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn để phổ biến các lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại địa phương.
Đặc biệt, bà Cống còn chủ động tư vấn cho các ban, ngành, đoàn thể của xã lồng ghép tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình qua hệ thống đài truyền thanh của xã, hay tại các buổi họp chi bộ, họp thôn, họp chi hội. Bà cũng đến tận nhà hội viên tư vấn, chia sẻ tới cán bộ, hội viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Theo bà Thu Cống, bí quyết để thuyết phục được các hộ có lao động tự do tham gia vào lưới an sinh là phải biết lựa chọn những người tiềm năng, sắp xếp thời gian hợp lý đến vận động, tuyên truyền trực tiếp tại gia đình. Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền BHXH, BHYT, nội dung truyền thông phải ngắn gọn để người dân dễ hiểu.
“Khi tuyên truyền phải vận dụng linh hoạt, đa dạng theo từng thời điểm, bối cảnh dịch, khi tư vấn với thái độ niềm nở, nhiệt tình, lắng nghe để tháo gỡ dần vấn đề băn khoăn của người dân. Với những người cao tuổi động viên tham gia BHYT để được giảm chi phí khám chữa bệnh. Những người đang trong độ tuổi lao động nên tham gia 2 loại hình BHYT và BHXH tự nguyện, vừa được giảm chi phí khi khám chữa bệnh, sau này về già có lương hưu”, bà Cống chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể nói, việc phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, đặc biệt là những người “truyền lửa” trong phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình rất quan trọng tại các địa phương. Thông qua các cá nhân điển hình, 'người thực, việc thực' chính sách BHXH, BHYT dễ dàng được lan tỏa, ngày càng trở nên gần gũi, thiết thực, tạo sự yên tâm, tin tưởng tích cực với người tham gia.
Với lợi thế bám sát địa bàn, hàng ngày tiếp xúc với người dân, nhân viên thu BHXH, BHYT đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT tại cơ sở, trực tiếp giúp người dân nâng cao nhận thức, thấy rõ lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT.