CTTĐT - Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến người lao động, đến đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, do vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền luôn được Lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm.
Đến 30/6/2018, đã có 775.750 người người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 95,8 % dân số.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp hơn so với các tỉnh thành khác trên cả nước; nguồn thu, chi chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước cấp, trong khi đó các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội của tỉnh (người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sổng ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn,..) chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng số dân; quy mô của các doanh nghiệp, hợp tác xã,.. trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ sử dụng ít lao động; tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, việc làm của người lao động không ổn định, thu nhập thấp; đời sống của đa số các hộ gia đình làm các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, ngành nghề tự do,.. còn nhiều khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách BHYT của địa phương. Nhất là việc phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện còn thiếu tính bền vững.
Để triển khai thực hiện Luật BHYT và Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 05 văn bản (01 kế hoạch và 04 công văn) chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách cụ thể, theo đó giao cho BHXH chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát triển và quản lý sổ thẻ, quản lý quỹ KCB đồng thời giao ngành y tế chủ trì triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phân tuyến KCB trong đó có KCB BHYT đảm bảo chất lượng và quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT; Chỉ đạo các sở: Y tế, Tài chính Phối hợp với BHXH tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản giao dự toán quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2018 cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn.
Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến người lao động, đến đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, do vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền luôn được Lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, triển khai Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 25/11/2014 về hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Triển khai Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đến 30/6/2018, đã có 775.750 người người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 95,8 % dân số. Hàng triệu người dân nghèo được khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, mục tiêu bao phủ toàn dân vẫn là một thách thức bởi hiện vẫn còn 4% dân số chưa tham gia BHYT, tập trung chủ yếu ở các nhóm đối tượng cận nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình, hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình.
Do luôn nỗ lực chủ động và phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền đã có tác động tích cực đến nhận thức của người lao động và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách BHXH, BHYT; tỉ lệ người tham gia BHYT tăng dần theo từng năm; đến nay đạt hơn 95,8% dân số tham gia BHYT, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên công tác thông tin truyền thông ở các địa phương còn thụ động, việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo công tác thông tin truyền thông còn yếu ít có đơn vị tham mưu ban hành văn bản riêng về công tác truyền thông. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan còn thiếu chủ động, thiếu thường xuyên; chủ yếu công tác tuyên truyền mới chỉ tập trung phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin những chính sách mới liên quan đến BHYT. Công tác truyền thông về BHYT vẫn chưa đạt hiệu quả cao và chưa đồng đều giữa các nhóm đối tượng đặc biệt là các đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến người lao động, đến đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, do vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền luôn được Lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm.Yên Bái là một tỉnh miền núi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp hơn so với các tỉnh thành khác trên cả nước; nguồn thu, chi chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước cấp, trong khi đó các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội của tỉnh (người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sổng ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn,..) chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng số dân; quy mô của các doanh nghiệp, hợp tác xã,.. trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ sử dụng ít lao động; tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, việc làm của người lao động không ổn định, thu nhập thấp; đời sống của đa số các hộ gia đình làm các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, ngành nghề tự do,.. còn nhiều khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách BHYT của địa phương. Nhất là việc phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. Nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện còn thiếu tính bền vững.
Để triển khai thực hiện Luật BHYT và Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 05 văn bản (01 kế hoạch và 04 công văn) chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách cụ thể, theo đó giao cho BHXH chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát triển và quản lý sổ thẻ, quản lý quỹ KCB đồng thời giao ngành y tế chủ trì triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phân tuyến KCB trong đó có KCB BHYT đảm bảo chất lượng và quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT; Chỉ đạo các sở: Y tế, Tài chính Phối hợp với BHXH tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản giao dự toán quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2018 cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn.
Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến người lao động, đến đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, do vậy trong những năm qua công tác tuyên truyền luôn được Lãnh đạo UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi có Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, triển khai Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 25/11/2014 về hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Triển khai Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đến 30/6/2018, đã có 775.750 người người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 95,8 % dân số. Hàng triệu người dân nghèo được khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, mục tiêu bao phủ toàn dân vẫn là một thách thức bởi hiện vẫn còn 4% dân số chưa tham gia BHYT, tập trung chủ yếu ở các nhóm đối tượng cận nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình, hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình.
Do luôn nỗ lực chủ động và phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền đã có tác động tích cực đến nhận thức của người lao động và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách BHXH, BHYT; tỉ lệ người tham gia BHYT tăng dần theo từng năm; đến nay đạt hơn 95,8% dân số tham gia BHYT, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên công tác thông tin truyền thông ở các địa phương còn thụ động, việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản chỉ đạo công tác thông tin truyền thông còn yếu ít có đơn vị tham mưu ban hành văn bản riêng về công tác truyền thông. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan còn thiếu chủ động, thiếu thường xuyên; chủ yếu công tác tuyên truyền mới chỉ tập trung phối hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin những chính sách mới liên quan đến BHYT. Công tác truyền thông về BHYT vẫn chưa đạt hiệu quả cao và chưa đồng đều giữa các nhóm đối tượng đặc biệt là các đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.