CTTĐT - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, ưu tiên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân trên toàn địa bàn.
Người dân đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.
Năm 2016, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh vay vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau 2 năm hoạt động, bệnh viện đã được nâng hạng từ hạng 2 lên hạng 1, khả năng cung cấp dịch vụ theo phân tuyến tăng từ 50% lên 87%, với nhiều kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật cao được triển khai, giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thuận tiện, giảm bớt chi phí cả BHYT và chi phí tiền túi của người dân, giảm tỉ lệ phải chuyển tuyến trên.
Các bệnh viện tích cực triển khai Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế, cải tiến chất lượng khoa khám bệnh theo quy trình tại Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Trong những năm qua, các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó mà từ trước tới nay chưa thực hiện như: Các kỹ thuật thần kinh sọ não: Phẫu thuật U sọ não và can thiệp mạch não, Chụp động mạch não số hóa xóa nền, Chụp và can thiệp lấy huyết khối động mạch não số hóa xóa nền, nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch ngoài sọ (mạch cảnh, đốt sống) số hóa xóa nền. Chụp và bơm thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch điều trị tắc động mạch não cấp số hóa xóa nền. Chụp và nút phình động mạch não số hóa xóa nền. Chụp, nong và đặt Stent điều trị hẹp động mạch nội sọ số hóa xóa nền. Phẫu thuật tim mạch can thiệp, đặt Sten động mạch vành, chụp và nong động mạch vành, can thiệp suy tĩnh mạch bằng sóng có tần số radio hoặc laser nội mạch. Chụp và nút dị dạng mạch các tạng số hóa xóa nền. Nút mạch điều trị ung thư gan. Phẫu thuật thay khớp gối, háng; Phẫu thuật giải áp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tiêm phá đông khớp vai số hóa xóa nền. Tiêm dịch nhầy điều trị thoái hóa khớp gối...
Cùng với đó, hiện nay, việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã được ứng dụng CNTT để quản lý cung cấp dịch vụ, giám định trực tuyến BHYT, nên các cơ sở y tế cũng thuận lợi hơn trong việc dự trù và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong phạm vi quản lý, đồng thời hạn chế được việc cung cấp dịch vụ trùng, thừa và cố tình lạm dụng KCB BHYT.
Ngành Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, quản lý BHYT, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ tỉnh đến các huyện, thành phố bao gồm trang thiết bị, máy tính, máy trạm, phần mềm và kết nối dữ liệu tập trung tại Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, đây là một số cải cách lớn trong quy trình tổ chức, triển khai việc thực hiện khám, chữa bệnh BHYT. Theo đó, 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, quản lý KCB và đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu KCB BHYT lên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và Bộ Y tế và đảm bảo việc kết nối dữ liệu để phục vụ cho công tác giám định, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT. 04 Bệnh viện đã triển khai bệnh án Điện tử: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình. dự kiến đến 2025 toàn bộ các đơn vị khám chữa bệnh trong hệ thống y tế công lập sẽ triển khai bệnh án điện tử.
Chất lượng KCB từ tuyến tỉnh đến các trạm y tế xã đã được nâng lên, người bệnh tin tưởng và an tâm điều trị. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế ngày càng được cải thiện tốt hơn. Qua kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh đối với việc chăm sóc, điều trị và thái độ phục vụ của nhân viên y tế hiện nay đạt tỷ lệ hài lòng ngày càng cao.
Việc sử dụng CCCD gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai tại 100% cơ sở khám chữa BHYT tế trên địa bàn tỉnh (198 cơ sở tại tất cả các tuyến, công lập và tư nhân). Đến nay, tổng số lượng tra cứu CCCD trong khám chữa bệnh là 477.972/1.687.666, đạt 28,32%; số lượng tra cứu thành công là 392.084/477.972 lượt, đạt 82,03%; số lượng định danh cá nhân/CCCD được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực là 766.325/804.302 thẻ, đạt 95,3%; thực hiện thông báo lưu trú cho người bệnh điều trị nội trú; thanh toán không dùng tiền mặt tại cơ sở y tế; đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ xa; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đơn thuốc điện tử,...
15/15 Bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt, với 144.313 lượt thanh toán không sử dụng tiền mặt, chiếm 31,9%, tổng số tiền thanh toán không sử dụng tiền mặt trên 125 tỷ đồng.
Với những cố gắng của ngành y tế trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp cùng với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là ngành BHXH đã thu hút được các tầng lớp nhân dân, người lao động tự nguyện, tự giác tham gia BHYT, từng bước đưa tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng cao. Đến nay toàn tỉnh có 806.763 người tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ BHYT trên 95% dân số, qua đó góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an sinh xã hội và đã mang lại hiệu quả thiết thực về mặt chính trị, xã hội ở địa phương.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, ưu tiên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân trên toàn địa bàn.Năm 2016, công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh vay vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau 2 năm hoạt động, bệnh viện đã được nâng hạng từ hạng 2 lên hạng 1, khả năng cung cấp dịch vụ theo phân tuyến tăng từ 50% lên 87%, với nhiều kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật cao được triển khai, giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thuận tiện, giảm bớt chi phí cả BHYT và chi phí tiền túi của người dân, giảm tỉ lệ phải chuyển tuyến trên.
Các bệnh viện tích cực triển khai Kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế, cải tiến chất lượng khoa khám bệnh theo quy trình tại Quyết định 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh BHYT, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ. Trong những năm qua, các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến huyện đã tích cực triển khai thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật mới, triển khai hiệu quả các kỹ thuật khó mà từ trước tới nay chưa thực hiện như: Các kỹ thuật thần kinh sọ não: Phẫu thuật U sọ não và can thiệp mạch não, Chụp động mạch não số hóa xóa nền, Chụp và can thiệp lấy huyết khối động mạch não số hóa xóa nền, nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch ngoài sọ (mạch cảnh, đốt sống) số hóa xóa nền. Chụp và bơm thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch điều trị tắc động mạch não cấp số hóa xóa nền. Chụp và nút phình động mạch não số hóa xóa nền. Chụp, nong và đặt Stent điều trị hẹp động mạch nội sọ số hóa xóa nền. Phẫu thuật tim mạch can thiệp, đặt Sten động mạch vành, chụp và nong động mạch vành, can thiệp suy tĩnh mạch bằng sóng có tần số radio hoặc laser nội mạch. Chụp và nút dị dạng mạch các tạng số hóa xóa nền. Nút mạch điều trị ung thư gan. Phẫu thuật thay khớp gối, háng; Phẫu thuật giải áp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tiêm phá đông khớp vai số hóa xóa nền. Tiêm dịch nhầy điều trị thoái hóa khớp gối...
Cùng với đó, hiện nay, việc cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã được ứng dụng CNTT để quản lý cung cấp dịch vụ, giám định trực tuyến BHYT, nên các cơ sở y tế cũng thuận lợi hơn trong việc dự trù và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong phạm vi quản lý, đồng thời hạn chế được việc cung cấp dịch vụ trùng, thừa và cố tình lạm dụng KCB BHYT.
Ngành Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, quản lý BHYT, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ tỉnh đến các huyện, thành phố bao gồm trang thiết bị, máy tính, máy trạm, phần mềm và kết nối dữ liệu tập trung tại Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, đây là một số cải cách lớn trong quy trình tổ chức, triển khai việc thực hiện khám, chữa bệnh BHYT. Theo đó, 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, quản lý KCB và đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu KCB BHYT lên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và Bộ Y tế và đảm bảo việc kết nối dữ liệu để phục vụ cho công tác giám định, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT. 04 Bệnh viện đã triển khai bệnh án Điện tử: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm Thần, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình. dự kiến đến 2025 toàn bộ các đơn vị khám chữa bệnh trong hệ thống y tế công lập sẽ triển khai bệnh án điện tử.
Chất lượng KCB từ tuyến tỉnh đến các trạm y tế xã đã được nâng lên, người bệnh tin tưởng và an tâm điều trị. Tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế ngày càng được cải thiện tốt hơn. Qua kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh đối với việc chăm sóc, điều trị và thái độ phục vụ của nhân viên y tế hiện nay đạt tỷ lệ hài lòng ngày càng cao.
Việc sử dụng CCCD gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai tại 100% cơ sở khám chữa BHYT tế trên địa bàn tỉnh (198 cơ sở tại tất cả các tuyến, công lập và tư nhân). Đến nay, tổng số lượng tra cứu CCCD trong khám chữa bệnh là 477.972/1.687.666, đạt 28,32%; số lượng tra cứu thành công là 392.084/477.972 lượt, đạt 82,03%; số lượng định danh cá nhân/CCCD được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực là 766.325/804.302 thẻ, đạt 95,3%; thực hiện thông báo lưu trú cho người bệnh điều trị nội trú; thanh toán không dùng tiền mặt tại cơ sở y tế; đào tạo và chuyển giao kỹ thuật từ xa; triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đơn thuốc điện tử,...
15/15 Bệnh viện công lập, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt, với 144.313 lượt thanh toán không sử dụng tiền mặt, chiếm 31,9%, tổng số tiền thanh toán không sử dụng tiền mặt trên 125 tỷ đồng.
Với những cố gắng của ngành y tế trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp cùng với công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là ngành BHXH đã thu hút được các tầng lớp nhân dân, người lao động tự nguyện, tự giác tham gia BHYT, từng bước đưa tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng cao. Đến nay toàn tỉnh có 806.763 người tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ BHYT trên 95% dân số, qua đó góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an sinh xã hội và đã mang lại hiệu quả thiết thực về mặt chính trị, xã hội ở địa phương.