CTTĐT - Những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng dần qua từng năm. Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Đó là nền tảng để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Đạt Phương (xã Việt Cường) giải quyết việc làm và đóng bảo hiểm bắt buộc cho trên 100 lao động
Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức đóng chân trên địa bàn xã Hưng Thịnh hiện có 123 cán bộ quản lý, người lao động, để đảm bảo các chế độ cho người lao động, “Ban chấp hành công đoàn công ty đã phối hợp với Ban giám đốc tổ chức Hội nghị người lao động ít nhất một năm một lần, nhằm thảo luận những nội dung như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận, nhất là việc Công ty thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm, để người lao động được hưởng các quyền khi tham gia và yên tâm lao động sản xuất hơn”. Đó là lời chia sẻ của chị Phạm Minh Thái - Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức.
Chính sách BHXH được thực hiện với hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, chính sách BHXH bắt buộc có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với người lao động mà còn cả với doanh nghiệp. Ngoài việc giúp người lao động ổn định cuộc sống ngay khi đang làm việc thông qua các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp. Khi hết tuổi lao động và đủ điều kiện theo quy định, người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí với lương hưu và thẻ BHYT miễn phí để đảm bảo cuộc sống. Khi người lao động không may qua đời, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất và mai táng phí.
Với doanh nghiệp, việc người lao động được tham gia chính sách BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ sẽ có thêm động lực giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh mà không phải lo lắng về nguồn lao động. Mặt khác, thực tế nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thì đều đóng BHXH, BHYT, BHTN, đây cũng là một quyền lợi quan trọng để thu hút người lao động vào làm việc.
Vì vậy, việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp phải rủi ro của người sử dụng lao động. Mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi.
Người lao động tại Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái yên tâm làm việc
Tại Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái, với số lượng lao động luôn dao động 160 người, trong đó có 120 đoàn viên công đoàn đang tham gia các loại hình bảo hiểm, số còn lại đang trong quá trình học việc chưa ký hợp đồng lao động. Để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động cũng như ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị luôn chú trọng thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết: “Đơn vị luôn phối hợp với Ban Chấp hành CĐCS đặt nhân tố con người lên hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, các quyền lợi của người lao động luôn được đơn vị đảm bảo, từ tiền lương cho đến việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN kịp thời và đầy đủ. Nhất là với đơn vị có nhiều lao động nữ như chúng tôi, việc được tham gia và thụ hưởng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN giúp người lao động vượt qua khó khăn, đảm bảo và ổn định cuộc sống, cũng như được khám chữa bệnh kịp thời. Qua đó giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến, gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần tạo nên uy tín và vị thế của đơn vị”.
Ðảng và Chính phủ luôn xác định chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội lớn, có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Chính sách BHXH, BHYT góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc... Ðóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp khi phát sinh hợp đồng lao động.
Do hết giấy phép hoạt động, nên Công ty TNHH Tân Tiến tại xã Lương Thịnh phải dừng hoạt động, kéo theo gần 200 lao động mất việc làm và hưởng chế độ BHTN. Ông Nguyễn Xuân Sản - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến khẳng định: “Dự kiến trong tháng 5 tới đây, Công ty trở lại hoạt động và giải quyết cho 170-180 lao động của các địa phương lân cận, Chúng tôi cam kết đảm bảo các chế độ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động”.
Tại huyện Trấn Yên, tính đến tháng 4/2023, toàn huyện có gần 4.900 người lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động. Và theo kế hoạch năm 2024, Trấn Yên phấn đấu có gần 5.240 người tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc, doanh thu đạt trên 164 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Bảo hiểm xã hội huyện Trấn Yên đã tiến hành khảo sát, nắm chắc số lượng các đơn vị, doanh nghiệp… trên địa bàn quản lý để có biện pháp khai thác tích cực, hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động và nhận thức của người lao động về BHXH, BHYT. Đồng thời, phối hợp tốt với các ngành chức năng, nhất là LĐLĐ huyện kịp thời giải quyết những vướng mắc trong chuyển nộp BHXH, BHYT. Nâng cao tác phong phục vụ, tổ chức thực hiện tốt các mặt nghiệp vụ để hỗ trợ cho công tác thu, tạo được niềm tin cho người lao động qua việc giải quyết kịp thời chế độ chính sách, thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đúng quy định, công tác kiểm tra được quan tâm thường xuyên, phối hợp cùng đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra tình hình tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động.
Ông Đỗ Tiến Mạnh - Phó Giám đốc BHXH huyện Trấn Yên cho rằng: “Do tác động của suy giảm kinh tế đã tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thu hẹp sản xuất, tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải tạm thời nghỉ việc, do đó công tác thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn, tác động đến các chỉ tiêu của BHXH huyện Trấn Yên. Trước những khó khăn đó, BHXH huyện Trấn Yên tiếp tục thực hiện nghiêm túc hướng dẫn khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại công văn 2236 của BHXH Việt Nam; Thực hiện tốt quy trình đôn đốc thu nợ của BHXH Việt Nam, đặc biệt đối với các đơn vị có số nợ lớn và nợ từ 2 tháng trở lên; Phối hợp với Thanh tra, Phòng LĐ TB&XH, LĐLĐ huyện và Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các xã, thị trấn làm việc trực tiếp với các đơn vị nợ đọng tiền BHXH để đôn đốc thu nợ theo quy định. Đồng thời tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH, BHYT…”.
Song song với phát triển mới số người tham gia bảo hiểm bắt buộc, BHXH huyện Trấn Yên còn chú trọng tuyên truyền những tác động hệ lụy của việc trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp và người lao động; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động; Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý đúng theo quy định của pháp luật các đơn vị trốn đóng, chậm đóng BHXH đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Với cách làm sáng tạo, hiệu quả, không ngừng đổi mới và tinh thần trách nhiệm của viên chức ngành BHXH huyện, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động, tin rằng mọi chỉ tiêu, kế hoạch của BHXH huyện Trấn Yên năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức đề ra. Mọi quyền lợi, chế độ cho người lao động được đảm bảo – đó cũng là nền tảng để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Số lượng người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng dần qua từng năm. Nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Đó là nền tảng để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức đóng chân trên địa bàn xã Hưng Thịnh hiện có 123 cán bộ quản lý, người lao động, để đảm bảo các chế độ cho người lao động, “Ban chấp hành công đoàn công ty đã phối hợp với Ban giám đốc tổ chức Hội nghị người lao động ít nhất một năm một lần, nhằm thảo luận những nội dung như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận, nhất là việc Công ty thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm, để người lao động được hưởng các quyền khi tham gia và yên tâm lao động sản xuất hơn”. Đó là lời chia sẻ của chị Phạm Minh Thái - Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức.
Chính sách BHXH được thực hiện với hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, chính sách BHXH bắt buộc có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với người lao động mà còn cả với doanh nghiệp. Ngoài việc giúp người lao động ổn định cuộc sống ngay khi đang làm việc thông qua các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp. Khi hết tuổi lao động và đủ điều kiện theo quy định, người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí với lương hưu và thẻ BHYT miễn phí để đảm bảo cuộc sống. Khi người lao động không may qua đời, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất và mai táng phí.
Với doanh nghiệp, việc người lao động được tham gia chính sách BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ sẽ có thêm động lực giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh mà không phải lo lắng về nguồn lao động. Mặt khác, thực tế nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thì đều đóng BHXH, BHYT, BHTN, đây cũng là một quyền lợi quan trọng để thu hút người lao động vào làm việc.
Vì vậy, việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp phải rủi ro của người sử dụng lao động. Mặt khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi.
Người lao động tại Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái yên tâm làm việc
Tại Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái, với số lượng lao động luôn dao động 160 người, trong đó có 120 đoàn viên công đoàn đang tham gia các loại hình bảo hiểm, số còn lại đang trong quá trình học việc chưa ký hợp đồng lao động. Để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động cũng như ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị luôn chú trọng thực hiện tốt các nghĩa vụ và trách nhiệm về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động. Ông Vũ Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết: “Đơn vị luôn phối hợp với Ban Chấp hành CĐCS đặt nhân tố con người lên hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, các quyền lợi của người lao động luôn được đơn vị đảm bảo, từ tiền lương cho đến việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN kịp thời và đầy đủ. Nhất là với đơn vị có nhiều lao động nữ như chúng tôi, việc được tham gia và thụ hưởng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN giúp người lao động vượt qua khó khăn, đảm bảo và ổn định cuộc sống, cũng như được khám chữa bệnh kịp thời. Qua đó giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến, gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần tạo nên uy tín và vị thế của đơn vị”.
Ðảng và Chính phủ luôn xác định chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội lớn, có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Chính sách BHXH, BHYT góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc... Ðóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp khi phát sinh hợp đồng lao động.
Do hết giấy phép hoạt động, nên Công ty TNHH Tân Tiến tại xã Lương Thịnh phải dừng hoạt động, kéo theo gần 200 lao động mất việc làm và hưởng chế độ BHTN. Ông Nguyễn Xuân Sản - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến khẳng định: “Dự kiến trong tháng 5 tới đây, Công ty trở lại hoạt động và giải quyết cho 170-180 lao động của các địa phương lân cận, Chúng tôi cam kết đảm bảo các chế độ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động”.
Tại huyện Trấn Yên, tính đến tháng 4/2023, toàn huyện có gần 4.900 người lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động. Và theo kế hoạch năm 2024, Trấn Yên phấn đấu có gần 5.240 người tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc, doanh thu đạt trên 164 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm, Bảo hiểm xã hội huyện Trấn Yên đã tiến hành khảo sát, nắm chắc số lượng các đơn vị, doanh nghiệp… trên địa bàn quản lý để có biện pháp khai thác tích cực, hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động và nhận thức của người lao động về BHXH, BHYT. Đồng thời, phối hợp tốt với các ngành chức năng, nhất là LĐLĐ huyện kịp thời giải quyết những vướng mắc trong chuyển nộp BHXH, BHYT. Nâng cao tác phong phục vụ, tổ chức thực hiện tốt các mặt nghiệp vụ để hỗ trợ cho công tác thu, tạo được niềm tin cho người lao động qua việc giải quyết kịp thời chế độ chính sách, thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đúng quy định, công tác kiểm tra được quan tâm thường xuyên, phối hợp cùng đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra tình hình tham gia BHXH của đơn vị sử dụng lao động.
Ông Đỗ Tiến Mạnh - Phó Giám đốc BHXH huyện Trấn Yên cho rằng: “Do tác động của suy giảm kinh tế đã tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thu hẹp sản xuất, tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải tạm thời nghỉ việc, do đó công tác thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn, tác động đến các chỉ tiêu của BHXH huyện Trấn Yên. Trước những khó khăn đó, BHXH huyện Trấn Yên tiếp tục thực hiện nghiêm túc hướng dẫn khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại công văn 2236 của BHXH Việt Nam; Thực hiện tốt quy trình đôn đốc thu nợ của BHXH Việt Nam, đặc biệt đối với các đơn vị có số nợ lớn và nợ từ 2 tháng trở lên; Phối hợp với Thanh tra, Phòng LĐ TB&XH, LĐLĐ huyện và Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các xã, thị trấn làm việc trực tiếp với các đơn vị nợ đọng tiền BHXH để đôn đốc thu nợ theo quy định. Đồng thời tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH, BHYT…”.
Song song với phát triển mới số người tham gia bảo hiểm bắt buộc, BHXH huyện Trấn Yên còn chú trọng tuyên truyền những tác động hệ lụy của việc trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp và người lao động; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động; Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý đúng theo quy định của pháp luật các đơn vị trốn đóng, chậm đóng BHXH đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Với cách làm sáng tạo, hiệu quả, không ngừng đổi mới và tinh thần trách nhiệm của viên chức ngành BHXH huyện, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động, tin rằng mọi chỉ tiêu, kế hoạch của BHXH huyện Trấn Yên năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức đề ra. Mọi quyền lợi, chế độ cho người lao động được đảm bảo – đó cũng là nền tảng để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội./.