Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái, đã đạt được nhiều bước tiến về quyền con người, trong đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Yên Bái tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền; hoạt động về bình đẳng giới theo kế hoạch của UBND tỉnh được triển khai đầy đủ, toàn diện; sự phối hợp triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ của các sở, ban, ngành đã cơ bản được thực hiện.
Công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Yên Bái tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Các thành tựu trong công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của tỉnh Yến Bái trong tiến trình thực hiện nhân quyền. Người nghèo được tạo điều kiện về mọi mặt để có cơ hội phát triển, được thuận lợi tiếp cận tín dụng để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn. Năm 2021, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.151/19.500 lao động, trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người. Số người được tỉnh giải quyết chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2021 là 3.835 người với tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp 50,4 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 24 lao động với tổng số tiền 102,5 triệu đồng; số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 3.809 lao động.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 cũng giảm 2,28% so với cuối năm 2020. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2021, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 10.454 hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ 4,76%. Năm 2021, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực để hỗ trợ làm mới và sửa chữa 610 nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hỗ trợ là 21,515 tỷ đồng. Người nghèo tỉnh Yên Bái còn được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác. Đó là, thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, đã giải ngân cho vay đối với 21.974 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay trên 985,226 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, số khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 8.999 hộ với tồng số vốn cho vay là 557,8 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã cấp phát 377.820 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn… với tổng kinh phí hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế là 365,2 tỷ đồng. Đồng thời tỉnh đã hỗ trợ tiền điện cho 20.137 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí 13,38 tỷ đồng.
Ngoài ra các sở, ban ngành, đơn vị cấp tỉnh đã triển khai các hoạt động trợ giúp đối với các hộ nghèo với tổng kinh phí thực hiện ước đạt 4,39 tỷ đồng. Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thiết bị nghe nhìn và kinh phí để phát triển sản xuất với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,08 tỷ đồng.
Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế trong xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 60/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội; các mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ trợ giúp đối với các đối tượng bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai, tai nạn rủi ro bất khả kháng và các đối tượng đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh.
Đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tỉnh luôn chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện các chương trình, đề án về công tác trẻ em năm 2021 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức 12 buổi truyền thông với các nội dung: phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em... Tổ chức 05 lớp tập huấn về công tác trẻ em nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban bảo vệ trẻ em cấp xã. Đặc biệt, tổ chức 05 Diễn đàn lấy ý kiến trẻ em tại các xã của huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. In nhân bản 30.000 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để cấp phát cho 9/9 huyện, thị xã, thành phố và cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Yên Bái có rất nhiều hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thực hiện việc đảm bảo quyền của trẻ em. Chẳng hạn như, năm 2021, Quỹ đã vận động các cơ quan đơn vị ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em toàn tỉnh 2,426 tỷ đồng, đạt 110,27% kế hoạch. Từ nguồn Quỹ cấp tỉnh đã thực hiện các hoạt động như: trao tặng áo ấm cho 500 trẻ tại các huyện khó khăn; Hỗ trợ đột xuất cho 06 trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại; Tặng 60 suất học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Trao tặng quà Tết trung thu cho 20 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh, tặng 172 suất quà cho trẻ em là con các y, bác sỹ thuộc Ngành Y tế tỉnh tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh phía Nam;… Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Yên Bái cũng phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh xây 12 ngôi nhà nhân ái cho trẻ em nghèo, trao và tặng quà cho 1.575 trẻ em, xây dựng 10 công trình vệ sinh cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số miền núi, bảo trợ hàng tháng cho 75 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tổng trị giá vận động gián tiếp trên 1,3 tỷ đồng.
Trong thực hiện nhân quyền, Yên Bái cũng tiếp tục thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Năm 2021, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Yên Bái, Đài PHTH tỉnh; Tạp chí LĐXH,...); Tổ chức 04 buổi truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; In nhân bản 15.000 tờ rơi tuyên truyền bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị phục vụ tuyên truyền về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Cùng với đó, tổ chức 01 lớp tập huấn về công tác bình đẳng giới và vì tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cho 43 đại biểu là nữ là ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân cấp tỉnh, huyện, xã. Nhìn chung, nhận thức của phụ nữ trên mọi lĩnh vực được nâng cao, đời sống kinh tế - xã hội nói chung, của phụ nữ Yên Bái nói riêng được cải thiện rất nhiều.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cũng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Các huyện, thị xã, thành phố quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân đối công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; Công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; giải quyết các vấn đề sau cai nghiện ma túy, dạy nghề, tạo việc làm tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện được thực hiện tốt.
Ngoài ra, trong công tác phòng, chống mua bán người, tính đến nay, tỉnh Yên Bái không có nạn nhân bị mua bán trở về. Tuy nhiên, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của Sở, Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh sẵn sàng cho công tác hỗ trợ, tiếp nhận các trường hợp nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã thực hiện chi trả gộp 02 tháng trợ cấp ưu đãi thường xuyên đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội trong một lần chi trả để phòng chống dịch COVID-19. Tính đến ngày 25/12/2021, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ với tổng số đối tượng được hưởng là 90.781 đối tượng (gồm 87.553 người lao động và 3.228 người sử dụng lao động, đơn vị); kinh phí hỗ trợ 108,356 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh thực hiện hỗ trợ công dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Theo đó, đã hỗ trợ cho 587 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thành viên đối tượng bảo trợ xã hội và hộ có gia đình hoàn cảnh khó khăn. Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người; kinh phí đã thực hiện hỗ trợ 9 đợt là 880,5 triệu đồng, hình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho công dân thông qua tài khoản ngân hàng của công dân.
Năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp song ngành Lao động –TBXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chung vào hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, từng bước ổn định cuộc sống tinh thần và vật chất của người dân.
Ban Biên tập
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái, đã đạt được nhiều bước tiến về quyền con người, trong đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh Yên Bái tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền; hoạt động về bình đẳng giới theo kế hoạch của UBND tỉnh được triển khai đầy đủ, toàn diện; sự phối hợp triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ của các sở, ban, ngành đã cơ bản được thực hiện.Các thành tựu trong công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những điểm sáng của tỉnh Yến Bái trong tiến trình thực hiện nhân quyền. Người nghèo được tạo điều kiện về mọi mặt để có cơ hội phát triển, được thuận lợi tiếp cận tín dụng để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn. Năm 2021, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.151/19.500 lao động, trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người. Số người được tỉnh giải quyết chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2021 là 3.835 người với tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp 50,4 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 24 lao động với tổng số tiền 102,5 triệu đồng; số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 3.809 lao động.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 cũng giảm 2,28% so với cuối năm 2020. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2021, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 10.454 hộ nghèo, tương ứng với tỷ lệ 4,76%. Năm 2021, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực để hỗ trợ làm mới và sửa chữa 610 nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hỗ trợ là 21,515 tỷ đồng. Người nghèo tỉnh Yên Bái còn được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác. Đó là, thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, đã giải ngân cho vay đối với 21.974 hộ gia đình với tổng doanh số cho vay trên 985,226 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó, số khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 8.999 hộ với tồng số vốn cho vay là 557,8 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã cấp phát 377.820 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn… với tổng kinh phí hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế là 365,2 tỷ đồng. Đồng thời tỉnh đã hỗ trợ tiền điện cho 20.137 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí 13,38 tỷ đồng.
Ngoài ra các sở, ban ngành, đơn vị cấp tỉnh đã triển khai các hoạt động trợ giúp đối với các hộ nghèo với tổng kinh phí thực hiện ước đạt 4,39 tỷ đồng. Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo về cây, con giống, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thiết bị nghe nhìn và kinh phí để phát triển sản xuất với tổng kinh phí hỗ trợ trên 1,08 tỷ đồng.
Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế trong xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 60/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội; các mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ trợ giúp đối với các đối tượng bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai, tai nạn rủi ro bất khả kháng và các đối tượng đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh.
Đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tỉnh luôn chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện các chương trình, đề án về công tác trẻ em năm 2021 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức 12 buổi truyền thông với các nội dung: phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em... Tổ chức 05 lớp tập huấn về công tác trẻ em nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban bảo vệ trẻ em cấp xã. Đặc biệt, tổ chức 05 Diễn đàn lấy ý kiến trẻ em tại các xã của huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. In nhân bản 30.000 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để cấp phát cho 9/9 huyện, thị xã, thành phố và cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Yên Bái có rất nhiều hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thực hiện việc đảm bảo quyền của trẻ em. Chẳng hạn như, năm 2021, Quỹ đã vận động các cơ quan đơn vị ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em toàn tỉnh 2,426 tỷ đồng, đạt 110,27% kế hoạch. Từ nguồn Quỹ cấp tỉnh đã thực hiện các hoạt động như: trao tặng áo ấm cho 500 trẻ tại các huyện khó khăn; Hỗ trợ đột xuất cho 06 trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hại; Tặng 60 suất học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Trao tặng quà Tết trung thu cho 20 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh, tặng 172 suất quà cho trẻ em là con các y, bác sỹ thuộc Ngành Y tế tỉnh tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh phía Nam;… Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Yên Bái cũng phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh xây 12 ngôi nhà nhân ái cho trẻ em nghèo, trao và tặng quà cho 1.575 trẻ em, xây dựng 10 công trình vệ sinh cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số miền núi, bảo trợ hàng tháng cho 75 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tổng trị giá vận động gián tiếp trên 1,3 tỷ đồng.
Trong thực hiện nhân quyền, Yên Bái cũng tiếp tục thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Năm 2021, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Yên Bái, Đài PHTH tỉnh; Tạp chí LĐXH,...); Tổ chức 04 buổi truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; In nhân bản 15.000 tờ rơi tuyên truyền bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị phục vụ tuyên truyền về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Cùng với đó, tổ chức 01 lớp tập huấn về công tác bình đẳng giới và vì tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cho 43 đại biểu là nữ là ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân cấp tỉnh, huyện, xã. Nhìn chung, nhận thức của phụ nữ trên mọi lĩnh vực được nâng cao, đời sống kinh tế - xã hội nói chung, của phụ nữ Yên Bái nói riêng được cải thiện rất nhiều.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cũng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Các huyện, thị xã, thành phố quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân đối công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; Công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; giải quyết các vấn đề sau cai nghiện ma túy, dạy nghề, tạo việc làm tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện được thực hiện tốt.
Ngoài ra, trong công tác phòng, chống mua bán người, tính đến nay, tỉnh Yên Bái không có nạn nhân bị mua bán trở về. Tuy nhiên, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của Sở, Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh sẵn sàng cho công tác hỗ trợ, tiếp nhận các trường hợp nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã thực hiện chi trả gộp 02 tháng trợ cấp ưu đãi thường xuyên đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội trong một lần chi trả để phòng chống dịch COVID-19. Tính đến ngày 25/12/2021, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ với tổng số đối tượng được hưởng là 90.781 đối tượng (gồm 87.553 người lao động và 3.228 người sử dụng lao động, đơn vị); kinh phí hỗ trợ 108,356 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh thực hiện hỗ trợ công dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Theo đó, đã hỗ trợ cho 587 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thành viên đối tượng bảo trợ xã hội và hộ có gia đình hoàn cảnh khó khăn. Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người; kinh phí đã thực hiện hỗ trợ 9 đợt là 880,5 triệu đồng, hình hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho công dân thông qua tài khoản ngân hàng của công dân.
Năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp song ngành Lao động –TBXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chung vào hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái, từng bước ổn định cuộc sống tinh thần và vật chất của người dân.