CTTĐT - Sau 15 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người dân của tỉnh Yên Bái về bình đẳng giới.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, gia đình và cá nhân, từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới
Căn cứ chương trình quốc gia về bình đẳng giới, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân trong tỉnh triển khai nghiêm túc và có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đội ngũ cán bộ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, được tạo điều kiện tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, các lĩnh vực bình đẳng giới; vị trí, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trong gia đình và xã hội; các chỉ tiêu, chỉ số về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ của tỉnh hầu hết đạt mức trung bình toàn quốc, một số chỉ tiêu đạt cao hơn như trong lĩnh vực chính trị, đào tạo trình độ sau đại học...
Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện hoặc lồng ghép vào quá trình kiểm tra, giám sát, làm việc để thay đổi nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng ngành, địa phương.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới được các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyện môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên thực hiện với trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rơi, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật" trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình. Cùng với đó, ở cấp huyện cũng có trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, gia đình và cá nhân, từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới tiến tới bình đẳng giới thực chất, sự quan tâm chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình tại nơi cộng đồng và trong cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, định kiến giới còn khá phổ biến trong nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên do chưa có con trai, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng cao chưa giảm nhiều; chỉ số giới tính khi sinh vẫn ở trong nguy cơ mất cân bằng, bạo lực trên cơ sở giới vẫn thường xuyên diễn ra và tinh vi hơn. Việc lồng ghép mục tiêu bình đẳng giới với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh có lĩnh vực chưa được rõ nét, chưa tách biệt giới đầy đủ.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ để thực hiện tốt luật bình đẳng giới; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động, giáo dục nâng cao nhận thức, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, những tư tưởng định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, tạo đợt cao điểm truyền thông nhân “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2022. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành; huy động, bố trí các nguồn lực để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu về bình đẳng giới đề ra. Tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng triển khai các mô hình hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. Tiếp tục phát huy hiệu quả của các tổ phản ứng nhanh, tổ tự quản tại cộng đồng…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 15 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người dân của tỉnh Yên Bái về bình đẳng giới.Căn cứ chương trình quốc gia về bình đẳng giới, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân trong tỉnh triển khai nghiêm túc và có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đội ngũ cán bộ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, được tạo điều kiện tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, các lĩnh vực bình đẳng giới; vị trí, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trong gia đình và xã hội; các chỉ tiêu, chỉ số về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ của tỉnh hầu hết đạt mức trung bình toàn quốc, một số chỉ tiêu đạt cao hơn như trong lĩnh vực chính trị, đào tạo trình độ sau đại học...
Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện hoặc lồng ghép vào quá trình kiểm tra, giám sát, làm việc để thay đổi nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng ngành, địa phương.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới được các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyện môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên thực hiện với trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rơi, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật" trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình. Cùng với đó, ở cấp huyện cũng có trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện.
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, gia đình và cá nhân, từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới tiến tới bình đẳng giới thực chất, sự quan tâm chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình tại nơi cộng đồng và trong cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, định kiến giới còn khá phổ biến trong nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên do chưa có con trai, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng cao chưa giảm nhiều; chỉ số giới tính khi sinh vẫn ở trong nguy cơ mất cân bằng, bạo lực trên cơ sở giới vẫn thường xuyên diễn ra và tinh vi hơn. Việc lồng ghép mục tiêu bình đẳng giới với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh có lĩnh vực chưa được rõ nét, chưa tách biệt giới đầy đủ.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ để thực hiện tốt luật bình đẳng giới; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động, giáo dục nâng cao nhận thức, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, những tư tưởng định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, tạo đợt cao điểm truyền thông nhân “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2022. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành; huy động, bố trí các nguồn lực để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu về bình đẳng giới đề ra. Tiếp tục duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng triển khai các mô hình hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. Tiếp tục phát huy hiệu quả của các tổ phản ứng nhanh, tổ tự quản tại cộng đồng…