Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.
Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ VN. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội, nhất là lãnh đạo, cán bộ, công chức và nam giới…
Phụ nữ còn tự ti, an phận, cam chịu và chấp nhận với những định kiến giới tồn tại trong xã hội. Phong tục, tập quán lạc hậu theo kiểu “xuất giá tòng phu”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”…còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi là một trong những nguyên nhân cản trở mục tiêu bình đẳng giới. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn nặng nề quan niệm con trai hơn con gái, công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống… nên việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan tâm nhiều như với trẻ em trai.
Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình, cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới trong xây dựng gia đình, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình... Bởi khi có kiến thức, người dân đặc biệt là nam giới sẽ biết xử lý tình huống để hoà giải mâu thuẫn gia đình. Đồng thời, họ còn được trang bị thêm các kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới… và những kinh nghiệm để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân (nhất là nông dân, người dân tộc thiểu số), lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức về Hiến pháp, pháp luật về quyền bình đẳng và Luật bình đẳng giới…, lên án những hành vi vi phạm và kìm hãm việc thực hiện quyền bình đẳng giới như: tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phân biệt đối xử giới, những hủ tục và quan điểm trọng nam khinh nữ, những vấn đề về công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ so sinh, về vai trò và vị trí của phụ nữ, trẻ em trong cuộc sống, trong học tập, công việc, gia đình và tham gia đoàn thể xã hội cần được chú trọng. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền về vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, chỉ tiêu bổ nhiệm cán bộ nữ trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương…nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị thế của phụ nữ trong xã hội.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.
Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ VN. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội, nhất là lãnh đạo, cán bộ, công chức và nam giới…
Phụ nữ còn tự ti, an phận, cam chịu và chấp nhận với những định kiến giới tồn tại trong xã hội. Phong tục, tập quán lạc hậu theo kiểu “xuất giá tòng phu”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”…còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nơi là một trong những nguyên nhân cản trở mục tiêu bình đẳng giới. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn nặng nề quan niệm con trai hơn con gái, công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống… nên việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan tâm nhiều như với trẻ em trai.
Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình, cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới trong xây dựng gia đình, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình... Bởi khi có kiến thức, người dân đặc biệt là nam giới sẽ biết xử lý tình huống để hoà giải mâu thuẫn gia đình. Đồng thời, họ còn được trang bị thêm các kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới… và những kinh nghiệm để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân (nhất là nông dân, người dân tộc thiểu số), lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức về Hiến pháp, pháp luật về quyền bình đẳng và Luật bình đẳng giới…, lên án những hành vi vi phạm và kìm hãm việc thực hiện quyền bình đẳng giới như: tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phân biệt đối xử giới, những hủ tục và quan điểm trọng nam khinh nữ, những vấn đề về công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ so sinh, về vai trò và vị trí của phụ nữ, trẻ em trong cuộc sống, trong học tập, công việc, gia đình và tham gia đoàn thể xã hội cần được chú trọng. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền về vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, chỉ tiêu bổ nhiệm cán bộ nữ trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương…nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị thế của phụ nữ trong xã hội.