CTTĐT - Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, ngành GD&ĐT Yên Bái đã chỉ đạo, lãnh đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương.
100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định chính sách các cấp của ngành Giáo dục và đào tạo được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới
Với chức năng, nhiệm vụ là ngành thành viên của Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành và thực hiện các nhiệm vụ ngành thành viên trong việc nâng cao hơn sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái. Đặc biệt là truyền thông, chăm sóc đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông, thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số và cuộc sống, hạnh phúc của mỗi gia đình trong ngành GD&ĐT. Hàng năm, thực hiện truyền thông lồng ghép về bình đẳng giới trong các chương trình dạy học chính khóa và ngoại khóa, chuyên đề; truyền thông tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình; tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh; ngày trẻ em gái; tổ chức tọa đàm, hội thảo nhân ngày dân số thế giới; băng zôn, khẩu hiệu, bảng tin, cấp phát tờ rơi, mít tinh cổ động, lồng ghép văn hoán, văn nghệ chiếu vi deo; sinh hoạt câu lạc bộ; sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường; tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên chuẩn bị kết hôn...
Công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới còn được thực hiện lồng ghép trong các kế hoạch, chương trình và các dự án của ngành Giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các dự án về phòng, chống HIV/AIDS...Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 08/3/2019, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, các đơn vị đều tố chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ chào mừng và có biện pháp động viên, khuyến khích phụ nữ thi đua, phấn đấu, tổ chức cho phụ nữ đi học tập kinh nghiệm, trao đôi chuyên môn, nghiệp vụ...
Công tác đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục đào tạo đều căn cứ vào phẩm chất, năng lực công chức, viên chức, quy hoạch và các quy định của pháp luật, đảm bảo bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ. Không có trường hợp vì yếu tổ giới mà không bổ nhiệm.
Trong quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ đều đã đảm bảo tỷ lệ nữ theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và các kế hoạch, mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo Yên Bái. Công tác tô chức cán bộ, phân công nhiệm vụ chuyên môn, luôn quan tâm đến yếu tố giới, đảm bảo tỷ lệ phụ nữ trong quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ phù hợp để phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và chức năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Ngành Giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, nữ cán bộ đã được đào tạo lý luận chính trị cao cấp. Số lượng nữ tham gia cấp ủy Sở Giáo đục và Đào tạo nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 03/08 đồng chí đạt 37,5 % ( So với nhiệm kỳ trước tăng 12,5%).
Tỷ lệ nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại Sở GD&ĐT hiện nay đạt 33,3%; số lượng nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc đạt 70%; số lượng nữ quy hoạch các chức vụ lãnh đạo nhiệm kỳ tới 75 %.
Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và sự phân công của Ban Chỉ đạo. Hiện tại 100% các đơn vị không có sự phân biệt về giới tính trong tiêu chí tuyển dụng.
Ngành đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, đối với chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo của tỉnh, cán bộ trong ngành là nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đạt tỷ lệ 100%.
Các ngành, các cấp quyết liệt cùng tham gia thực hiện công tác phổ cập nói chung và đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nói riêng. Do đó tình hình biết chữ; cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ thạc sỹ cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nội dung về bình đẳng giới có được đưa vào giảng dạy ở các cấp học và trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa của học sinh.
Hiện nay cả tỉnh nữ thạc sỹ là 279/ 458 chiếm 60.1%; nữ tiến sĩ là 5/14, tỷ lệ 35,7%. Ngành đã cử 12 cán bộ nữ tham gia Đề án 11-ĐA/TU về xây dựng và tạo nguôn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Hằng năm, Sở Giáo dục và đào quan tâm đã bảo đảm đạt được các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới cho chị em phụ nữ trong ngành như: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phôi hợp với các đơn vị liên quan như Sở Y tế, tỉnh Hội phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên thực hiện xây dựng và triển khai các mô hình cao chất lượng dân số: Mô hind can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, mô' hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Chương trình can thiệp giảm thiểu mat cân bằng giới tính khi sinh, Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe”, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới. Duy trì thực hiện có hiệu quả Đe án một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại 81 xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020. 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định chính sách các cấp của ngành Giáo dục và đào tạo được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới.
Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục tăng cường thực hiện quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, trong đó chú trọng các hoạt động truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.; Tăng cường tập huấn, phát triển tài liệu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; tập huấn về lồng ghép, tích hợp giáo dục về giới, giới tính trong chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, ngành GD&ĐT Yên Bái đã chỉ đạo, lãnh đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương.Với chức năng, nhiệm vụ là ngành thành viên của Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành và thực hiện các nhiệm vụ ngành thành viên trong việc nâng cao hơn sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái. Đặc biệt là truyền thông, chăm sóc đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông, thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số và cuộc sống, hạnh phúc của mỗi gia đình trong ngành GD&ĐT. Hàng năm, thực hiện truyền thông lồng ghép về bình đẳng giới trong các chương trình dạy học chính khóa và ngoại khóa, chuyên đề; truyền thông tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình; tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh; ngày trẻ em gái; tổ chức tọa đàm, hội thảo nhân ngày dân số thế giới; băng zôn, khẩu hiệu, bảng tin, cấp phát tờ rơi, mít tinh cổ động, lồng ghép văn hoán, văn nghệ chiếu vi deo; sinh hoạt câu lạc bộ; sinh hoạt ngoại khóa trong nhà trường; tư vấn sức khỏe sinh sản cho thanh niên chuẩn bị kết hôn...
Công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới còn được thực hiện lồng ghép trong các kế hoạch, chương trình và các dự án của ngành Giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, các dự án về phòng, chống HIV/AIDS...Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 08/3/2019, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, các đơn vị đều tố chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ chào mừng và có biện pháp động viên, khuyến khích phụ nữ thi đua, phấn đấu, tổ chức cho phụ nữ đi học tập kinh nghiệm, trao đôi chuyên môn, nghiệp vụ...
Công tác đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo; đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục đào tạo đều căn cứ vào phẩm chất, năng lực công chức, viên chức, quy hoạch và các quy định của pháp luật, đảm bảo bình đẳng giới trong công tác tổ chức cán bộ. Không có trường hợp vì yếu tổ giới mà không bổ nhiệm.
Trong quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ đều đã đảm bảo tỷ lệ nữ theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và các kế hoạch, mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo Yên Bái. Công tác tô chức cán bộ, phân công nhiệm vụ chuyên môn, luôn quan tâm đến yếu tố giới, đảm bảo tỷ lệ phụ nữ trong quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ phù hợp để phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và chức năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Ngành Giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, nữ cán bộ đã được đào tạo lý luận chính trị cao cấp. Số lượng nữ tham gia cấp ủy Sở Giáo đục và Đào tạo nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 03/08 đồng chí đạt 37,5 % ( So với nhiệm kỳ trước tăng 12,5%).
Tỷ lệ nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại Sở GD&ĐT hiện nay đạt 33,3%; số lượng nữ giữ chức vụ lãnh đạo tại các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc đạt 70%; số lượng nữ quy hoạch các chức vụ lãnh đạo nhiệm kỳ tới 75 %.
Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và sự phân công của Ban Chỉ đạo. Hiện tại 100% các đơn vị không có sự phân biệt về giới tính trong tiêu chí tuyển dụng.
Ngành đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, đối với chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo của tỉnh, cán bộ trong ngành là nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đạt tỷ lệ 100%.
Các ngành, các cấp quyết liệt cùng tham gia thực hiện công tác phổ cập nói chung và đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nói riêng. Do đó tình hình biết chữ; cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ thạc sỹ cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nội dung về bình đẳng giới có được đưa vào giảng dạy ở các cấp học và trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa của học sinh.
Hiện nay cả tỉnh nữ thạc sỹ là 279/ 458 chiếm 60.1%; nữ tiến sĩ là 5/14, tỷ lệ 35,7%. Ngành đã cử 12 cán bộ nữ tham gia Đề án 11-ĐA/TU về xây dựng và tạo nguôn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Hằng năm, Sở Giáo dục và đào quan tâm đã bảo đảm đạt được các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới cho chị em phụ nữ trong ngành như: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phôi hợp với các đơn vị liên quan như Sở Y tế, tỉnh Hội phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên thực hiện xây dựng và triển khai các mô hình cao chất lượng dân số: Mô hind can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, mô' hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Chương trình can thiệp giảm thiểu mat cân bằng giới tính khi sinh, Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe”, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới. Duy trì thực hiện có hiệu quả Đe án một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại 81 xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020. 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định chính sách các cấp của ngành Giáo dục và đào tạo được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới.
Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục tăng cường thực hiện quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, trong đó chú trọng các hoạt động truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.; Tăng cường tập huấn, phát triển tài liệu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; tập huấn về lồng ghép, tích hợp giáo dục về giới, giới tính trong chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học.