Nước ta hiện có khoảng 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, việc động viên lực lượng này đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả năm 2020 của Chính phủ.
.
Lợi ích khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và nhiều quy mô khác nhau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng trên 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, bao gồm khoảng trên 1,6 triệu hộ kinh doanh cá thể có đăng ký. Trong số đó, có rất nhiều hộ đã tổ chức sản xuất kinh doanh rất nhiều năm (hàng chục năm). So với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, kể cả đã có số vốn ổn định.
Đặc điểm dễ thấy là những hộ cá thể thích được hưởng thuế "khoán" với hình thức đơn giản và không bị truy thu thuế sau này (vì không sử dụng hóa đơn thuế); ít bị cán bộ thuế thanh tra vì cho là quy mô nhỏ (kể cả siêu nhỏ); các hộ ngại phát sinh chi phí thuê kế toán; sợ thủ tục rườm rà; ngại công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp.
Trong khi đó nguồn vốn vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh cũng bình thường như các loại hình doanh nghiệp khác (tính đến trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư 39 của NHNN).
Kể từ 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng... nội dung quy định tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... Thông tư 39 có hiệu lực thi hành từ 15/3/2017.
Từ quy định này, các hộ kinh doanh cá thể sẽ không đủ tư cách pháp nhân để được ngân hàng cho vay; nếu muốn vay ngân hàng, các hộ kinh doanh phải chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, công ty.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cần có đủ tư cách pháp nhân để được hưởng chính sách vay với lãi suất thấp ưu đãi trong nhiều lĩnh vực nhà nước khuyến khích như: Nông nghiệp công nghệ cao, công ty mới khởi nghiệp, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho ngành giáo dục...
Hộ kinh doanh khi trở thành pháp nhân doanh nghiệp, sẽ dễ dàng tiếp cận lĩnh vực đất đai thuê tại các khu công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, với mục đích xây dựng văn phòng, nhà xưởng sản xuất...
Quyền lợi thiết thực của hộ kinh doanh cá thể khi trở thành doanh nghiệp
Năm 2016 là năm đánh dấu Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết, hội nhập ASEAN, FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản... mở ra cả cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sản xuất, kinh doanh; hộ doanh nghiệp sẽ không đủ tư cách pháp nhân trong việc xây dựng thương hiệu (kể cả phải đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và ngoài nước); không bảo đảm quyền sở hữu thương hiệu đối với quốc tế.
Đối với quốc tế, không công nhận loại hình kinh doanh cá thể (trong việc tranh chấp, xử kiện tại tòa có liên quan với các đơn vị quốc tế trong và ngoài nước).
Chính sách cụ thể của Nhà nước để hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 (sửa đổi), kể từ ngày 1/7/2015, những hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ngoài rất nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan, có 3 đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, đó là: NHNN (cùng hệ thống ngân hàng thương mại), Tổng cục Thuế và hệ thống cục thuế địa phương, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng hệ thống Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố).
Đề xuất
Nhà nước (trong đó 3 đơn vị chính: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế) cần thực hiện nghiêm các quy định đã ban hành trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN, đồng thời Tổng cục Thuế nghiên cứu bãi bỏ chế độ thuế khoán.
Đối với những hộ kinh doanh cá thể quy mô quá nhỏ, đề nghị nhà nước miễn thuế toàn bộ, không cần thiết phải thu thuế khoán (số thu không đáng kể, trong khi phải tốn rất nhiều lao động quản lý; tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, là chỗ để che chắn cho việc tiêu cực).
Tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên đối với những hộ kinh doanh cá thể. Trong khi đối với loại hình doanh nghiệp, công ty sẽ thực hiện cơ chế nhà nước phục vụ doanh nghiệp phát triển.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức nghiên cứu làm rõ khái niệm hộ kinh doanh cá thể để được miễn thuế toàn bộ. Trong đó hộ kinh doanh cá thể chỉ có quyền có một điểm bán (hiện nay, có rất nhiều điểm bán, có rất nhiều chi nhánh...) và nhiều điểm quy định khác.
Cần hậu kiểm đối với hệ thống ngân hàng; sử dụng tiền vay đúng mục đích. Không thể vay tiêu dùng cá nhân lại đưa vào hộ kinh doanh sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, theo hình thức tổ chức kinh doanh như tại các nước Mỹ, Singapore..., ngay khi người dân muốn tổ chức sản xuất kinh doanh thì rất nhanh chóng họ được cấp phép kinh doanh và chỉ được cấp phép với hai loại hình là công ty tư nhân (LLC) và công ty cổ phần (Corporation).
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến tận hộ kinh doanh.
Theo Chinhphu.vn
Nước ta hiện có khoảng 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, việc động viên lực lượng này đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả năm 2020 của Chính phủ.Lợi ích khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và nhiều quy mô khác nhau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng trên 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, bao gồm khoảng trên 1,6 triệu hộ kinh doanh cá thể có đăng ký. Trong số đó, có rất nhiều hộ đã tổ chức sản xuất kinh doanh rất nhiều năm (hàng chục năm). So với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, kể cả đã có số vốn ổn định.
Đặc điểm dễ thấy là những hộ cá thể thích được hưởng thuế "khoán" với hình thức đơn giản và không bị truy thu thuế sau này (vì không sử dụng hóa đơn thuế); ít bị cán bộ thuế thanh tra vì cho là quy mô nhỏ (kể cả siêu nhỏ); các hộ ngại phát sinh chi phí thuê kế toán; sợ thủ tục rườm rà; ngại công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp.
Trong khi đó nguồn vốn vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh cũng bình thường như các loại hình doanh nghiệp khác (tính đến trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư 39 của NHNN).
Kể từ 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng... nội dung quy định tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... Thông tư 39 có hiệu lực thi hành từ 15/3/2017.
Từ quy định này, các hộ kinh doanh cá thể sẽ không đủ tư cách pháp nhân để được ngân hàng cho vay; nếu muốn vay ngân hàng, các hộ kinh doanh phải chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, công ty.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cần có đủ tư cách pháp nhân để được hưởng chính sách vay với lãi suất thấp ưu đãi trong nhiều lĩnh vực nhà nước khuyến khích như: Nông nghiệp công nghệ cao, công ty mới khởi nghiệp, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho ngành giáo dục...
Hộ kinh doanh khi trở thành pháp nhân doanh nghiệp, sẽ dễ dàng tiếp cận lĩnh vực đất đai thuê tại các khu công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, với mục đích xây dựng văn phòng, nhà xưởng sản xuất...
Quyền lợi thiết thực của hộ kinh doanh cá thể khi trở thành doanh nghiệp
Năm 2016 là năm đánh dấu Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết, hội nhập ASEAN, FTA với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản... mở ra cả cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sản xuất, kinh doanh; hộ doanh nghiệp sẽ không đủ tư cách pháp nhân trong việc xây dựng thương hiệu (kể cả phải đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và ngoài nước); không bảo đảm quyền sở hữu thương hiệu đối với quốc tế.
Đối với quốc tế, không công nhận loại hình kinh doanh cá thể (trong việc tranh chấp, xử kiện tại tòa có liên quan với các đơn vị quốc tế trong và ngoài nước).
Chính sách cụ thể của Nhà nước để hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 (sửa đổi), kể từ ngày 1/7/2015, những hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ngoài rất nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan, có 3 đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, đó là: NHNN (cùng hệ thống ngân hàng thương mại), Tổng cục Thuế và hệ thống cục thuế địa phương, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng hệ thống Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố).
Đề xuất
Nhà nước (trong đó 3 đơn vị chính: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế) cần thực hiện nghiêm các quy định đã ban hành trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014, trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN, đồng thời Tổng cục Thuế nghiên cứu bãi bỏ chế độ thuế khoán.
Đối với những hộ kinh doanh cá thể quy mô quá nhỏ, đề nghị nhà nước miễn thuế toàn bộ, không cần thiết phải thu thuế khoán (số thu không đáng kể, trong khi phải tốn rất nhiều lao động quản lý; tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, là chỗ để che chắn cho việc tiêu cực).
Tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên đối với những hộ kinh doanh cá thể. Trong khi đối với loại hình doanh nghiệp, công ty sẽ thực hiện cơ chế nhà nước phục vụ doanh nghiệp phát triển.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức nghiên cứu làm rõ khái niệm hộ kinh doanh cá thể để được miễn thuế toàn bộ. Trong đó hộ kinh doanh cá thể chỉ có quyền có một điểm bán (hiện nay, có rất nhiều điểm bán, có rất nhiều chi nhánh...) và nhiều điểm quy định khác.
Cần hậu kiểm đối với hệ thống ngân hàng; sử dụng tiền vay đúng mục đích. Không thể vay tiêu dùng cá nhân lại đưa vào hộ kinh doanh sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, theo hình thức tổ chức kinh doanh như tại các nước Mỹ, Singapore..., ngay khi người dân muốn tổ chức sản xuất kinh doanh thì rất nhanh chóng họ được cấp phép kinh doanh và chỉ được cấp phép với hai loại hình là công ty tư nhân (LLC) và công ty cổ phần (Corporation).
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến tận hộ kinh doanh.