CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan chủ động sẵn sàng ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3.
Nước lớn trên cầu suối Nung tại thị xã Nghĩa Lộ
Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái từ ngày 19-23/7 do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng thấp (suy yếu từ bão số 3) nên các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa có nơi mưa to và dông. Lượng mưa tại khu vực phía Tây phổ biến từ 80 - 130 mm, có nơi 150 - 200 mm; tại khu vực phía Đông phổ biến từ 40 - 80 mm, có nơi trên 100 mm nên các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ cần chú ý đề phòng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Để chủ động ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3 (bão Sơn Tinh), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Nghiêm túc thực hiện Công văn số 1297-CV/TU ngày 18/7/2018 của Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng tránh thiên tai; Công văn số 1299-CV/TU ngày 19/7/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện nghiêm công tác phòng, chống thiên tai; Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 16/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất và.
2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương trâm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.
3. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê, kè, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình xử lý sự cố do mưa lũ.
4. Kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các cùng thấp, trũng ven sông, suối, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
5. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan chủ động sẵn sàng ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3. Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn Yên Bái từ ngày 19-23/7 do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng thấp (suy yếu từ bão số 3) nên các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa có nơi mưa to và dông. Lượng mưa tại khu vực phía Tây phổ biến từ 80 - 130 mm, có nơi 150 - 200 mm; tại khu vực phía Đông phổ biến từ 40 - 80 mm, có nơi trên 100 mm nên các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ cần chú ý đề phòng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Để chủ động ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3 (bão Sơn Tinh), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Nghiêm túc thực hiện Công văn số 1297-CV/TU ngày 18/7/2018 của Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng tránh thiên tai; Công văn số 1299-CV/TU ngày 19/7/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện nghiêm công tác phòng, chống thiên tai; Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 16/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất và.
2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương trâm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.
3. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê, kè, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình xử lý sự cố do mưa lũ.
4. Kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các cùng thấp, trũng ven sông, suối, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
5. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.