Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Yên Bái, tiền thân là Trung tâm Điều trị cai nghiện và Lao động trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, có nhiệm vụ chính là điều trị, cắt cơn nghiện, phục hồi tâm sinh lý đối tượng nghiện ma túy, tổ chức lao động trị liệu, giúp các học viên vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Học viên Trung tâm tăng gia lao động sản xuất.
Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, là địa chỉ tin cậy giúp những người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng.
Trao đổi với ông Hoàng Văn Minh - Phó Giám đốc Trung tâm được biết, hiện tại Trung tâm có 262 học viên, trong đó có 20 học viên diện cai nghiện tự nguyện thời gian 6 tháng, còn lại các học viên khác đều thuộc diện 24 tháng. Trung tâm có 3 khu gồm khu hành chính, khu A và khu B. Trong đó khu A là khu cắt cơn có 87 học viên, khu B là khu lao động trị liệu có 175 học viên.
Có vị trí khá thuận lợi thuộc tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, bao bọc xung quanh là vùng hồ Thác Bà rộng lớn, khu hành chính nằm ở đất liền, còn 2 khu cắt cơn và khu lao động trị liệu nằm biệt lập trên đảo hồ Thác Bà, cách ly hẳn với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cai nghiện.
Những năm qua, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực nâng cao công tác chuyên môn, đổi mới phương thức trị liệu, lao động phục hồi sức khỏe, tâm lý cho các học viên.
Tất cả các học viên sau khi được đưa vào Trung tâm sẽ được cán bộ đưa vào khu A để chăm sóc đặc biệt, sau 15 - 20 ngày cắt cơn sẽ được chuyển sang khu B, sau 2 tháng sẽ được điều trị để cắt dần cảm giác thèm ma túy, từ đó các học viên sẽ được những cán bộ của Trung tâm hướng dẫn lao động để hồi phục sức khỏe bản thân. Các học viên khi vào Trung tâm đều được cán bộ tận tình chăm sóc, trị liệu tốt nhất. Bình quân mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận hàng chục đối tượng nghiện ma túy ở các độ tuổi khác nhau.
Có những học viên sau khi cắt cơn, được tham gia lao động, trị liệu nhưng khi trở về địa phương, không làm chủ được bản thân lại sa ngã vào con đường cũ và nhiều học viên phải tới 4 lần vào Trung tâm mới đoạn tuyệt hẳn với ma túy.
Trong số đó có N.V.Th ở thị trấn Yên Bình, vốn gia đình khá giả, được bố mẹ cho ăn học đầy đủ, song bị bạn bè lôi kéo, Th đã sa chân vào ma túy lúc nào không hay. Khi vào Trung tâm, Th tỏ ra khá ngang bướng. Với sự tận tình giúp đỡ, cảm hóa của cán bộ nơi đây, 20 ngày sau Th đã cắt cơn và sau 24 tháng, Th trở về với gia đình làm lại cuộc đời song.
Nhiều lúc nhìn bạn bè đã công danh thành đạt, vợ con đầy đủ Th cũng chạnh lòng nhưng rồi bị đám bạn xấu lôi kéo, Th lại quay về con đường cũ và phải tới lần thứ 4 quay lại Trung tâm, Th mới trở lại chính mình. Hiện tại, Th đã có cuộc sống ổn định với xưởng cơ khí có vài công nhân. Không muốn nói nhiều về mình song qua ánh mắt, nụ cười chúng tôi hiểu rằng nhờ sự tận tình của cán bộ nơi đây mà Th đã lấy lại được niềm tin, trở lại cuộc sống đời thường.
Còn học viên L.V.D ở xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ với mong muốn thoát nghèo đã cùng bạn bè đi làm thuê. Tiền chả thấy đâu, chỉ thấy sau hơn một năm trở về, D đã thành thân tàn ma dại. Cuộc đời tưởng như chấm hết nhưng khi vào Trung tâm, D đã lấy lại niềm tin và quyết làm lại từ đầu.
D tâm sự: “Em vào Trung tâm được 16 tháng, với phương pháp giáo dục cũng như sự nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Trung tâm, đến nay em đã hết hẳn các triệu chứng nghiện, cảm thấy người rất nhẹ nhõm. Ở đây, được lao động trị liệu kèm theo hướng nghiệp của Trung tâm nên em cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nhất định em sẽ học được một nghề nào đó để trở về làm lại cuộc đời”.
Tất cả các học viên vào đây đều được trợ cấp 100% kinh phí từ tiền ăn theo quy định của Nhà nước đến các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, để tăng thêm khẩu phần ăn cho các học viên cũng như có thêm nguồn kinh phí để tổ chức thêm các hoạt động khác, đồng thời rèn luyện, nâng cao sức khỏe, đời sống cho các học viên, Trung tâm đang chuyển hướng tăng gia sản xuất bằng việc phát triển chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá lồng, trồng rau xanh, hướng nghiệp dạy nghề cho các học viên.
Cùng với đó, Trung tâm đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút 100% học viên tham gia, qua đó tạo không khí vui tươi phấn khởi, rèn luyện sức khỏe cho học viên; có hình thức khen thưởng kịp thời cho những học viên có thành tích tốt trong quá trình học tập và rèn luyện, đồng thời cũng đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe giáo dục đối với học viên vi phạm kỷ luật. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của học viên không ngừng được nâng lên. Do vậy, trong nhiều năm nay, tỷ lệ học viên trốn rất ít, không có vấn đề bức xúc xảy ra.
Chia sẻ về những khó khăn của Trung tâm, ông Hoàng Văn Minh - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp đang có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu là lớp trẻ, trong khi đó Trung tâm chưa có phác đồ điều trị đối với loại ma túy tổng hợp này. Bên cạnh đó, học viên đông, đội ngũ cán bộ chỉ có 50 người nên việc quản lý, trị liệu cũng rất khó khăn. Bởi vậy, Trung tâm cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng, các cơ quan chủ quản để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ để phát huy hiệu quả, vai trò của Trung tâm trong việc giúp đỡ những người mắc nghiện hòa nhập cộng đồng, từ bỏ quá khứ lầm lỡ, trở thành người có ích cho xã hội”.
Theo Báo Yên Bái
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Yên Bái, tiền thân là Trung tâm Điều trị cai nghiện và Lao động trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, có nhiệm vụ chính là điều trị, cắt cơn nghiện, phục hồi tâm sinh lý đối tượng nghiện ma túy, tổ chức lao động trị liệu, giúp các học viên vươn lên hòa nhập cộng đồng.Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực, là địa chỉ tin cậy giúp những người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng.
Trao đổi với ông Hoàng Văn Minh - Phó Giám đốc Trung tâm được biết, hiện tại Trung tâm có 262 học viên, trong đó có 20 học viên diện cai nghiện tự nguyện thời gian 6 tháng, còn lại các học viên khác đều thuộc diện 24 tháng. Trung tâm có 3 khu gồm khu hành chính, khu A và khu B. Trong đó khu A là khu cắt cơn có 87 học viên, khu B là khu lao động trị liệu có 175 học viên.
Có vị trí khá thuận lợi thuộc tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, bao bọc xung quanh là vùng hồ Thác Bà rộng lớn, khu hành chính nằm ở đất liền, còn 2 khu cắt cơn và khu lao động trị liệu nằm biệt lập trên đảo hồ Thác Bà, cách ly hẳn với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cai nghiện.
Những năm qua, Trung tâm đã không ngừng nỗ lực nâng cao công tác chuyên môn, đổi mới phương thức trị liệu, lao động phục hồi sức khỏe, tâm lý cho các học viên.
Tất cả các học viên sau khi được đưa vào Trung tâm sẽ được cán bộ đưa vào khu A để chăm sóc đặc biệt, sau 15 - 20 ngày cắt cơn sẽ được chuyển sang khu B, sau 2 tháng sẽ được điều trị để cắt dần cảm giác thèm ma túy, từ đó các học viên sẽ được những cán bộ của Trung tâm hướng dẫn lao động để hồi phục sức khỏe bản thân. Các học viên khi vào Trung tâm đều được cán bộ tận tình chăm sóc, trị liệu tốt nhất. Bình quân mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận hàng chục đối tượng nghiện ma túy ở các độ tuổi khác nhau.
Có những học viên sau khi cắt cơn, được tham gia lao động, trị liệu nhưng khi trở về địa phương, không làm chủ được bản thân lại sa ngã vào con đường cũ và nhiều học viên phải tới 4 lần vào Trung tâm mới đoạn tuyệt hẳn với ma túy.
Trong số đó có N.V.Th ở thị trấn Yên Bình, vốn gia đình khá giả, được bố mẹ cho ăn học đầy đủ, song bị bạn bè lôi kéo, Th đã sa chân vào ma túy lúc nào không hay. Khi vào Trung tâm, Th tỏ ra khá ngang bướng. Với sự tận tình giúp đỡ, cảm hóa của cán bộ nơi đây, 20 ngày sau Th đã cắt cơn và sau 24 tháng, Th trở về với gia đình làm lại cuộc đời song.
Nhiều lúc nhìn bạn bè đã công danh thành đạt, vợ con đầy đủ Th cũng chạnh lòng nhưng rồi bị đám bạn xấu lôi kéo, Th lại quay về con đường cũ và phải tới lần thứ 4 quay lại Trung tâm, Th mới trở lại chính mình. Hiện tại, Th đã có cuộc sống ổn định với xưởng cơ khí có vài công nhân. Không muốn nói nhiều về mình song qua ánh mắt, nụ cười chúng tôi hiểu rằng nhờ sự tận tình của cán bộ nơi đây mà Th đã lấy lại được niềm tin, trở lại cuộc sống đời thường.
Còn học viên L.V.D ở xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ với mong muốn thoát nghèo đã cùng bạn bè đi làm thuê. Tiền chả thấy đâu, chỉ thấy sau hơn một năm trở về, D đã thành thân tàn ma dại. Cuộc đời tưởng như chấm hết nhưng khi vào Trung tâm, D đã lấy lại niềm tin và quyết làm lại từ đầu.
D tâm sự: “Em vào Trung tâm được 16 tháng, với phương pháp giáo dục cũng như sự nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Trung tâm, đến nay em đã hết hẳn các triệu chứng nghiện, cảm thấy người rất nhẹ nhõm. Ở đây, được lao động trị liệu kèm theo hướng nghiệp của Trung tâm nên em cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nhất định em sẽ học được một nghề nào đó để trở về làm lại cuộc đời”.
Tất cả các học viên vào đây đều được trợ cấp 100% kinh phí từ tiền ăn theo quy định của Nhà nước đến các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, để tăng thêm khẩu phần ăn cho các học viên cũng như có thêm nguồn kinh phí để tổ chức thêm các hoạt động khác, đồng thời rèn luyện, nâng cao sức khỏe, đời sống cho các học viên, Trung tâm đang chuyển hướng tăng gia sản xuất bằng việc phát triển chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá lồng, trồng rau xanh, hướng nghiệp dạy nghề cho các học viên.
Cùng với đó, Trung tâm đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút 100% học viên tham gia, qua đó tạo không khí vui tươi phấn khởi, rèn luyện sức khỏe cho học viên; có hình thức khen thưởng kịp thời cho những học viên có thành tích tốt trong quá trình học tập và rèn luyện, đồng thời cũng đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe giáo dục đối với học viên vi phạm kỷ luật. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của học viên không ngừng được nâng lên. Do vậy, trong nhiều năm nay, tỷ lệ học viên trốn rất ít, không có vấn đề bức xúc xảy ra.
Chia sẻ về những khó khăn của Trung tâm, ông Hoàng Văn Minh - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp đang có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu là lớp trẻ, trong khi đó Trung tâm chưa có phác đồ điều trị đối với loại ma túy tổng hợp này. Bên cạnh đó, học viên đông, đội ngũ cán bộ chỉ có 50 người nên việc quản lý, trị liệu cũng rất khó khăn. Bởi vậy, Trung tâm cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng, các cơ quan chủ quản để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ để phát huy hiệu quả, vai trò của Trung tâm trong việc giúp đỡ những người mắc nghiện hòa nhập cộng đồng, từ bỏ quá khứ lầm lỡ, trở thành người có ích cho xã hội”.