CTTĐT - Nghề công tác xã hội là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triển khả năng của bản thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước, để họ tự vươn lên hòa nhập đời sống cộng đồng. Nghề công tác xã hội (CTXH) thực hiện 4 chức năng. Cụ thể:
Nghề công tác xã hội thực hiện 4 chức năng
Chức năng phòng ngừa: Chức năng đầu tiên của CTXH là phòng ngừa, ngăn chặn cá nhân, gia đình và cộng đồng rơi vào tình huống khó khăn chứ không phải để đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Chức năng phòng ngừa của CTXH thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và những vấn đề xã hội, như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình hay tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội v.v. Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, CTXH đã giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội có thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó chức năng phòng ngừa còn thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, ngăn chặn gia tăng đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn họ đang phải đối mặt. Với từng vấn đề và với mỗi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp can thiệp hỗ trợ riêng biệt. Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý, nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua khó khăn về tâm lý. Với những vấn đề cần phức tạp, cần nhiều nguồn lực, nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm, điều phối và kết nối các dịch vụ, nguồn lực đến với đối tượng. Quy trình can thiệp của nhân viên công tác xã hội thường bắt đầu từ việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề, khai thác tiềm năng của đối tượng cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá và kết thúc quá trình giúp đỡ. Phương pháp chủ đạo của CTXH là giúp cho đối tượng được tăng năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ.
Chức năng phục hồi được thể hiện ở việc giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng tâm lý, xã hội đã bị suy giảm lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động phục hồi, nhân viên công tác xã hội giúp cho đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng. Ví dụ như giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng hay giúp trẻ lang thang trở về đoàn tụ với gia đình; giúp người nghiện, người hành nghề mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng v.v.
Chức năng phát triển: Được thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách, chương trình dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức năng phát triển còn giúp đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và có nguy cơ cao dẫn đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, như xây dựng các luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề xã hội, các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, các dịch vụ trực tiếp cung cấp kiến thức giúp phát triển cá nhân như kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, v.v
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghề công tác xã hội là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triển khả năng của bản thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước, để họ tự vươn lên hòa nhập đời sống cộng đồng. Nghề công tác xã hội (CTXH) thực hiện 4 chức năng. Cụ thể:Chức năng phòng ngừa: Chức năng đầu tiên của CTXH là phòng ngừa, ngăn chặn cá nhân, gia đình và cộng đồng rơi vào tình huống khó khăn chứ không phải để đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ. Chức năng phòng ngừa của CTXH thể thiện qua các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và những vấn đề xã hội, như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình hay tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội v.v. Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, CTXH đã giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội có thể xảy ra với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó chức năng phòng ngừa còn thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống, ngăn chặn gia tăng đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề khó khăn họ đang phải đối mặt. Với từng vấn đề và với mỗi đối tượng khác nhau, nhân viên công tác xã hội sẽ có phương pháp can thiệp hỗ trợ riêng biệt. Ví dụ với những đối tượng có khó khăn về tâm lý, nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn để đối tượng vượt qua khó khăn về tâm lý. Với những vấn đề cần phức tạp, cần nhiều nguồn lực, nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm, điều phối và kết nối các dịch vụ, nguồn lực đến với đối tượng. Quy trình can thiệp của nhân viên công tác xã hội thường bắt đầu từ việc tiếp cận, đánh giá nhu cầu, xác định vấn đề, khai thác tiềm năng của đối tượng cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch và cuối cùng là đánh giá và kết thúc quá trình giúp đỡ. Phương pháp chủ đạo của CTXH là giúp cho đối tượng được tăng năng lực và tự giải quyết vấn đề của họ.
Chức năng phục hồi được thể hiện ở việc giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng tâm lý, xã hội đã bị suy giảm lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động phục hồi, nhân viên công tác xã hội giúp cho đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập cộng đồng. Ví dụ như giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng hay giúp trẻ lang thang trở về đoàn tụ với gia đình; giúp người nghiện, người hành nghề mại dâm trở lại cuộc sống bình thường, tái hoà nhập cộng đồng v.v.
Chức năng phát triển: Được thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng luật pháp, các chính sách, chương trình dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng phát triển khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chức năng phát triển còn giúp đối tượng tăng năng lực và tăng khả năng ứng phó với các tình huống và có nguy cơ cao dẫn đến những vấn đề khó khăn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, như xây dựng các luật cho các đối tượng yếu thế hay giải quyết các vấn đề xã hội, các chương trình quốc gia về giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ trẻ em, các dịch vụ trực tiếp cung cấp kiến thức giúp phát triển cá nhân như kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, mẹ, v.v