CTTĐT - Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của ngành Y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020”.
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong đó có 5 mục tiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo, các cơ sở Y tế, công chức, viên chức Y tế trong toàn ngành y tế về vị trí, vai trò và việc hình thành, phát triển nghề CTXH trong CSSK. Phấn đấu đến hết năm 2020 có 80% cán bộ lãnh đạo của các cơ sở y tế trong toàn Ngành nhận thức đúng về vị trí, vai trò của CTXH trong CSSK và cam kết triển khai thực hiện tại đơn vị; 70% công chức, viên chức và nhân viên y tế trong toàn Ngành có nhận thức đúng về vấn đề này; 90% các cơ sở Y tế trong toàn Ngành xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động CTXH tại đơn vị.
Mục tiêu 2: Xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2020, triển khai hoạt động CTXH trong CSSK tại 80% các bệnh viện tuyến trung ương; 60% các bệnh viện tuyến tỉnh; 30% các bệnh viện tuyến huyện; 40% số xã/phường.
Mục tiêu 3: Ban hành văn bản hướng dẫn, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm duy trì và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế. Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý để phát triển nghề CTXH trong ngành y tế; phổ biến, quán triệt, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện trong toàn Ngành.
Mục tiêu 4: Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tài liệu tham khảo nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và nội dung CTXH trong CSSK cho các nhóm đối tượng có liên quan trong toàn ngành. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng chương trình và hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các nhóm đối tượng là sinh viên các trường đại học Y, Dược; sinh viên các trường Cao đẳng, Trung cấp Y; sinh viên chuyên ngành CTXH về CSSK (một chuyên ngành trong đại học Điều dưỡng).
Mục tiêu 5: Đào tạo và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng CTXH cho đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên y tế, dân số ở các cấp. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề CTXH về chăm sóc sức khỏe ở nhiều trình độ và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong ngành y tế.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 36.500 triệu đồng.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của ngành Y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020”.Mục tiêu chung của Đề án là hình thành và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong đó có 5 mục tiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo, các cơ sở Y tế, công chức, viên chức Y tế trong toàn ngành y tế về vị trí, vai trò và việc hình thành, phát triển nghề CTXH trong CSSK. Phấn đấu đến hết năm 2020 có 80% cán bộ lãnh đạo của các cơ sở y tế trong toàn Ngành nhận thức đúng về vị trí, vai trò của CTXH trong CSSK và cam kết triển khai thực hiện tại đơn vị; 70% công chức, viên chức và nhân viên y tế trong toàn Ngành có nhận thức đúng về vấn đề này; 90% các cơ sở Y tế trong toàn Ngành xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động CTXH tại đơn vị.
Mục tiêu 2: Xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2020, triển khai hoạt động CTXH trong CSSK tại 80% các bệnh viện tuyến trung ương; 60% các bệnh viện tuyến tỉnh; 30% các bệnh viện tuyến huyện; 40% số xã/phường.
Mục tiêu 3: Ban hành văn bản hướng dẫn, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm duy trì và phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế. Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý để phát triển nghề CTXH trong ngành y tế; phổ biến, quán triệt, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện trong toàn Ngành.
Mục tiêu 4: Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tài liệu tham khảo nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và nội dung CTXH trong CSSK cho các nhóm đối tượng có liên quan trong toàn ngành. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng chương trình và hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các nhóm đối tượng là sinh viên các trường đại học Y, Dược; sinh viên các trường Cao đẳng, Trung cấp Y; sinh viên chuyên ngành CTXH về CSSK (một chuyên ngành trong đại học Điều dưỡng).
Mục tiêu 5: Đào tạo và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng CTXH cho đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên y tế, dân số ở các cấp. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề CTXH về chăm sóc sức khỏe ở nhiều trình độ và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong ngành y tế.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 36.500 triệu đồng.