CTTĐT - Trong những năm qua, công tác xã hội (CTXH) đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc giúp đỡ các đối tượng xã hội cả về vật chất và tinh thần, cũng như đưa họ trở về cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên ở Yên Bái, nghề công tác xã hội lại là một nghề mới, cần được sự đầu tư và quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội để thực sự phát huy hiệu quả.
Cán bộ Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái chăm sóc những người già neo đơn
Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề công tác xã hộih đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội. Công tác xã hội có thể được hiểu đơn giản là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.
Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc phát hiện những mối quan tâm của con người như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm, ...; Xác định các nhu cầu của con người như nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...; Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người như sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác, sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...; Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.
Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái chính thức triển khai hoạt động mảng công tác xã hội từ ngày 1/6/2014. Ông Phạm Công Quyết - Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội cho biết: “Xác định đây là một hoạt động trọng tâm bởi cung cấp dịch vụ công tác xã hội là một nghề, một nhiệm vụ mới của Trung tâm nên trung tâm đã đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ truyền thông để người dân trên địa bàn biết tới chức năng này. Chúng tôi thực hiện truyền thông dưới nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, truyền hình, pano, áp phích, tờ rơi. Thông qua đó người dân đã biết đến Trung tâm và tìm đến trực tiếp để được trợ giúp“.
Song song với hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp, hỗ trợ được xác định là hoạt động xương sống, cốt lõi mà dịch vụ công tác xã hội mang lạ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trung tâm đã tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp, hỗ trợ đảm bảo theo đúng quy trình nghiệp vụ. Thông qua các hoạt động đã từng bước nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò nghề công tác xã hội mà Trung tâm cung cấp. Thông qua các hoạt động can thiệp tại cộng đồng đã được các địa phương biết đến và đánh giá cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động can thiệp, góp phần ổn định chính trị xã hội của địa phương.
Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu nhưng nghề công tác xã hội thực sự còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chị Phạm Thị Làn – Trưởng phòng Công tác xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Công tác xã hội là một nghề mới và cũng là một nhiệm vụ mới đối với Trung tâm, vì vậy việc triển khai các hoạt động còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Thực chất của nghề công tác xã hội là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp, có sự cảm thông, chia sẻ, nếu không, họ sẽ rất khó có thể tiếp xúc, gần gũi được với những đối tượng này. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ của chúng tôi còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tại cộng đồng, lại mới tiếp cận với lĩnh vực này nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp...“
Phát triển nghề công tác xã hội trong cộng đồng là cách thiết thực nhất để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, trợ giúp các đối tượng yếu thế; ngăn chặn, loại bỏ những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi… Đây sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh, phát triển xã hội công bằng, hài hòa và bền vững. Tuy nhiên, ý thức coi công tác xã hội là một nghề của các cấp, ngành và cộng đồng vẫn còn hạn chế, nhiều cán bộ cơ sở chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, trợ giúp làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương.
Để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về nghề công tác xã hội và thu hút nhân lực, thời gian tới các cơ quan chuyên môn của tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, các nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ, lồng ghép công tác tuyên truyền, tư vấn, kết nối, can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng tại cộng đồng. Đặc biệt, ngành Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề công tác xã hội để nghề này thực sự phát huy hiệu quả.
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, công tác xã hội (CTXH) đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc giúp đỡ các đối tượng xã hội cả về vật chất và tinh thần, cũng như đưa họ trở về cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên ở Yên Bái, nghề công tác xã hội lại là một nghề mới, cần được sự đầu tư và quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội để thực sự phát huy hiệu quả.Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề công tác xã hộih đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội. Công tác xã hội có thể được hiểu đơn giản là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.
Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc phát hiện những mối quan tâm của con người như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm, ...; Xác định các nhu cầu của con người như nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...; Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người như sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác, sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...; Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.
Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái chính thức triển khai hoạt động mảng công tác xã hội từ ngày 1/6/2014. Ông Phạm Công Quyết - Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội cho biết: “Xác định đây là một hoạt động trọng tâm bởi cung cấp dịch vụ công tác xã hội là một nghề, một nhiệm vụ mới của Trung tâm nên trung tâm đã đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ truyền thông để người dân trên địa bàn biết tới chức năng này. Chúng tôi thực hiện truyền thông dưới nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, truyền hình, pano, áp phích, tờ rơi. Thông qua đó người dân đã biết đến Trung tâm và tìm đến trực tiếp để được trợ giúp“.
Song song với hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp, hỗ trợ được xác định là hoạt động xương sống, cốt lõi mà dịch vụ công tác xã hội mang lạ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trung tâm đã tổ chức triển khai các hoạt động can thiệp, hỗ trợ đảm bảo theo đúng quy trình nghiệp vụ. Thông qua các hoạt động đã từng bước nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò nghề công tác xã hội mà Trung tâm cung cấp. Thông qua các hoạt động can thiệp tại cộng đồng đã được các địa phương biết đến và đánh giá cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động can thiệp, góp phần ổn định chính trị xã hội của địa phương.
Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu nhưng nghề công tác xã hội thực sự còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chị Phạm Thị Làn – Trưởng phòng Công tác xã hội, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Công tác xã hội là một nghề mới và cũng là một nhiệm vụ mới đối với Trung tâm, vì vậy việc triển khai các hoạt động còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Thực chất của nghề công tác xã hội là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp, có sự cảm thông, chia sẻ, nếu không, họ sẽ rất khó có thể tiếp xúc, gần gũi được với những đối tượng này. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ của chúng tôi còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tại cộng đồng, lại mới tiếp cận với lĩnh vực này nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp...“
Phát triển nghề công tác xã hội trong cộng đồng là cách thiết thực nhất để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, trợ giúp các đối tượng yếu thế; ngăn chặn, loại bỏ những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi… Đây sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh, phát triển xã hội công bằng, hài hòa và bền vững. Tuy nhiên, ý thức coi công tác xã hội là một nghề của các cấp, ngành và cộng đồng vẫn còn hạn chế, nhiều cán bộ cơ sở chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, trợ giúp làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương.
Để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về nghề công tác xã hội và thu hút nhân lực, thời gian tới các cơ quan chuyên môn của tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, các nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ, lồng ghép công tác tuyên truyền, tư vấn, kết nối, can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng tại cộng đồng. Đặc biệt, ngành Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề công tác xã hội để nghề này thực sự phát huy hiệu quả.