BHXH VN vừa ban hành Kế hoạch số 2449 về tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu và triển khai Bộ công cụ tập trung dữ liệu ngành BHXH, đảm bảo liên thông giữa các phần mềm nghiệp vụ.
Người dân làm thủ tục hưởng BHXH tại BHXH TP HCM
BHXH VN yêu cầu các đơn vị trực thuộc và BHXH các tỉnh, thành phố tập trung hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo cải cách hành chính, thực hiện giao dịch điện tử, liên thông, tập trung dữ liệu phục vụ việc quản lý, chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN); ngăn chặn tình trạng trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị liên quan dồn sức hoàn thiện quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đảm bảo đồng bộ, liên thông dữ liệu hộ gia đình; hoàn thiện quy trình giao dịch điện tử; xây dựng và hoàn thiện công cụ về giao dịch điện tử, quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đảm bảo tập trung, đồng bộ, liên thông dữ liệu hộ gia đình...
Về giải quyết, chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN, các đơn vị liên quan cần hoàn thiện các quy trình trên nền tảng giao dịch điện tử, ứng dụng CNTT đảm bảo đồng bộ, liên thông dữ liệu giữa các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức; đồng thời, tổ chức triển khai, tập huấn các quy trình, nghiệp vụ trên.
heo BHXH VN, hiện nay số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,16 triệu người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 11,24 triệu người; BHXH tự nguyện là 240.000 người; BHYT là 76,39 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 82,14% dân số. Trong 5 tháng đầu năm 2017, toàn ngành đã giải quyết các chế độ BHXH cho 3,54 triệu lượt người, tăng 0,28 triệu lượt người (8,5%) so với cùng kỳ năm 2016, gồm: 58.000 lượt người hưởng BHXH hàng tháng, 250.000 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần; 3,2 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Tổng số tiền chi BHXH, BHYT, BHTN của toàn ngành là 99.073 tỉ đồng (tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2016).
Báo Người lao động
BHXH VN vừa ban hành Kế hoạch số 2449 về tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu và triển khai Bộ công cụ tập trung dữ liệu ngành BHXH, đảm bảo liên thông giữa các phần mềm nghiệp vụ. BHXH VN yêu cầu các đơn vị trực thuộc và BHXH các tỉnh, thành phố tập trung hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo cải cách hành chính, thực hiện giao dịch điện tử, liên thông, tập trung dữ liệu phục vụ việc quản lý, chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN); ngăn chặn tình trạng trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị liên quan dồn sức hoàn thiện quy trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đảm bảo đồng bộ, liên thông dữ liệu hộ gia đình; hoàn thiện quy trình giao dịch điện tử; xây dựng và hoàn thiện công cụ về giao dịch điện tử, quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đảm bảo tập trung, đồng bộ, liên thông dữ liệu hộ gia đình...
Về giải quyết, chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN, các đơn vị liên quan cần hoàn thiện các quy trình trên nền tảng giao dịch điện tử, ứng dụng CNTT đảm bảo đồng bộ, liên thông dữ liệu giữa các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức; đồng thời, tổ chức triển khai, tập huấn các quy trình, nghiệp vụ trên.
heo BHXH VN, hiện nay số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,16 triệu người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 11,24 triệu người; BHXH tự nguyện là 240.000 người; BHYT là 76,39 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 82,14% dân số. Trong 5 tháng đầu năm 2017, toàn ngành đã giải quyết các chế độ BHXH cho 3,54 triệu lượt người, tăng 0,28 triệu lượt người (8,5%) so với cùng kỳ năm 2016, gồm: 58.000 lượt người hưởng BHXH hàng tháng, 250.000 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần; 3,2 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Tổng số tiền chi BHXH, BHYT, BHTN của toàn ngành là 99.073 tỉ đồng (tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2016).
Báo Người lao động