CTTĐT - Với quyết tâm và nhiều biện pháp triển khai, xếp hạng chỉ số PAR INDEX và PCI của tỉnh không ngừng tăng. Năm 2018, Yên Bái xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố...
Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái giải quyết công việc cho người dân.
Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là hai chỉ số quan trọng để xác định rõ những ưu, khuyết điểm trong thực hiện cải cách hành chính (CCHC), giúp các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, có các giải pháp xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả; đồng thời, đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân.
Để xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp (DN), những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số PAR INDEX và PCI.
Với quyết tâm và nhiều biện pháp triển khai, xếp hạng chỉ số PAR INDEX và PCI của tỉnh không ngừng tăng. Năm 2018, Yên Bái xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố về chỉ số CCHC, tăng 8 bậc so với năm 2017; xếp thứ 42/63 tỉnh, thành, tăng 4 bậc so với năm 2017 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Để có được kết quả trên, trong lĩnh vực CCHC, tỉnh đã đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, xã đi vào hoạt động; đồng thời, triển khai hiệu quả công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách mạnh mẽ tài chính công qua thực hiện cân đối ngân sách tích cực, tăng tiết kiệm chi thường xuyên để dành chi phát triển; tích cực cải cách chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước.
Do đó, đến tháng 12/2018, toàn tỉnh thu gọn được 405 đầu mối và tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị, bằng 25,5% tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015; tinh giản được 3.780 biên chế, bằng 8,72% biên chế được giao năm 2015.
Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh tăng chi đầu tư lên 38%, chi thường xuyên giảm xuống còn 62%; tăng tỷ lệ tiết kiệm chi thường xuyên để dành chi đầu tư 4% năm 2017 lên 18% năm 2018.
Tỉnh đã thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông của tỉnh; xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh phiên bản 1.0; xây dựng và triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh…
Trong cải thiện chỉ số PCI, từ tập trung thực hiện qua các kế hoạch cụ thể với quyết tâm phấn đấu cao mà nhiều chỉ số như: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh… có cải thiện đáng kể, nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng DN và người dân.
Cụ thể, trên 89% DN thấy hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận một cửa rõ ràng, đầy đủ (tăng 2% so với năm 2017); 70% DN nhận định thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) được rút ngắn so với quy định (tăng 10% so với năm 2017); 89% DN đánh giá tốt về công khai mức phí và lệ phí (tăng 10% so với năm 2017); 86% DN hài lòng về phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền của tỉnh (tăng 10% so với năm 2017).
Đã có tới 73% DN đánh giá cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (tăng 8% so với năm 2017); tỷ lệ DN nhận định tỉnh ưu ái cho tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước, gây khó khăn cho DN ngoài Nhà nước đã giảm từ 38% năm 2017 xuống còn 25% năm 2018…
Những yếu tố này đã có tác dụng phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo động lực thúc đẩy DN đẩy mạnh hoạt động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Kết quả đạt được là hết sức ấn tượng, tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận, trong lĩnh vực CCHC vẫn còn nhiều tồn tại. Yên Bái vẫn nằm trong nhóm có năng lực điều hành mức trung bình, vì vậy việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phải là việc làm thường xuyên với các giải pháp đồng bộ.
Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế cải thiện chỉ số PAR INDEX và PCI đã được UBND tỉnh ban hành. Trong đó, việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và cán bộ, công chức về cải cách TTHC; việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4; việc tăng cường và nâng cao chất lượng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công ích là cần thiết và quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức, gắn thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, các ngành và địa phương và đơn vị cần phối hợp giải quyết tốt công việc liên quan đến hoạt động DN, đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN một cách tốt nhất.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với quyết tâm và nhiều biện pháp triển khai, xếp hạng chỉ số PAR INDEX và PCI của tỉnh không ngừng tăng. Năm 2018, Yên Bái xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố... Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là hai chỉ số quan trọng để xác định rõ những ưu, khuyết điểm trong thực hiện cải cách hành chính (CCHC), giúp các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, có các giải pháp xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả; đồng thời, đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền nhằm thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân.
Để xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp (DN), những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số PAR INDEX và PCI.
Với quyết tâm và nhiều biện pháp triển khai, xếp hạng chỉ số PAR INDEX và PCI của tỉnh không ngừng tăng. Năm 2018, Yên Bái xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố về chỉ số CCHC, tăng 8 bậc so với năm 2017; xếp thứ 42/63 tỉnh, thành, tăng 4 bậc so với năm 2017 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Để có được kết quả trên, trong lĩnh vực CCHC, tỉnh đã đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, xã đi vào hoạt động; đồng thời, triển khai hiệu quả công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách mạnh mẽ tài chính công qua thực hiện cân đối ngân sách tích cực, tăng tiết kiệm chi thường xuyên để dành chi phát triển; tích cực cải cách chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước.
Do đó, đến tháng 12/2018, toàn tỉnh thu gọn được 405 đầu mối và tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị, bằng 25,5% tổng số đầu mối tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015; tinh giản được 3.780 biên chế, bằng 8,72% biên chế được giao năm 2015.
Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh tăng chi đầu tư lên 38%, chi thường xuyên giảm xuống còn 62%; tăng tỷ lệ tiết kiệm chi thường xuyên để dành chi đầu tư 4% năm 2017 lên 18% năm 2018.
Tỉnh đã thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp hệ thống một cửa điện tử liên thông của tỉnh; xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh phiên bản 1.0; xây dựng và triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh…
Trong cải thiện chỉ số PCI, từ tập trung thực hiện qua các kế hoạch cụ thể với quyết tâm phấn đấu cao mà nhiều chỉ số như: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh… có cải thiện đáng kể, nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng DN và người dân.
Cụ thể, trên 89% DN thấy hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận một cửa rõ ràng, đầy đủ (tăng 2% so với năm 2017); 70% DN nhận định thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) được rút ngắn so với quy định (tăng 10% so với năm 2017); 89% DN đánh giá tốt về công khai mức phí và lệ phí (tăng 10% so với năm 2017); 86% DN hài lòng về phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền của tỉnh (tăng 10% so với năm 2017).
Đã có tới 73% DN đánh giá cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (tăng 8% so với năm 2017); tỷ lệ DN nhận định tỉnh ưu ái cho tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước, gây khó khăn cho DN ngoài Nhà nước đã giảm từ 38% năm 2017 xuống còn 25% năm 2018…
Những yếu tố này đã có tác dụng phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo động lực thúc đẩy DN đẩy mạnh hoạt động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Kết quả đạt được là hết sức ấn tượng, tuy nhiên thẳng thắn nhìn nhận, trong lĩnh vực CCHC vẫn còn nhiều tồn tại. Yên Bái vẫn nằm trong nhóm có năng lực điều hành mức trung bình, vì vậy việc nâng cao chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh phải là việc làm thường xuyên với các giải pháp đồng bộ.
Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế cải thiện chỉ số PAR INDEX và PCI đã được UBND tỉnh ban hành. Trong đó, việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và cán bộ, công chức về cải cách TTHC; việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4; việc tăng cường và nâng cao chất lượng việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công ích là cần thiết và quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức, gắn thực hiện tinh giản biên chế; thực hiện các đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, các ngành và địa phương và đơn vị cần phối hợp giải quyết tốt công việc liên quan đến hoạt động DN, đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN một cách tốt nhất.