CTTĐT- Các nội dung về cải cách hành chính (CCHC) được thông tin trên Cổng thông tin điện tử ngành, fanpage của Sở, bản tin, website của các đơn vị, cơ sở giáo dục, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 2 năm liên tục 2016 - 2017, ngành được UBND tỉnh đánh giá đứng thứ 1/20 sở, ngành về chỉ số CCHC.
Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Xác định CCHC là một trong ba khâu đột phá chiến lược, Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng đến công tác CCHC nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo để mang lại hiệu quả.
Đồng chí Vương Văn Bằng - Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Hiện, Đảng bộ có 94 đảng viên, sinh hoạt tại 6 chi bộ. Trong những năm qua, Đảng bộ đã tập trung đẩy mạnh CCHC thông qua các nghị quyết, trong các cuộc sinh hoạt Đảng, nội dung được chuẩn bị trước, gửi qua hệ điều hành tác nghiệp và hộp thư điện tử cá nhân để mọi người nắm và chuẩn bị ý kiến phát biểu bám sát nội dung. Bên cạnh đó, trong thảo luận, định hướng cho cán bộ, đảng viên phát biểu làm rõ trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, nhiệm vụ đảng viên với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, theo vị trí được phân công. Mặt khác, toàn Đảng bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CCHC, việc giao nhận văn bản cấp ủy thông qua hệ điều hành tác nghiệp, hộp thư điện tử, từ đó, đảm bảo nhanh, kịp thời, tiết kiệm kinh phí phục vụ phô tô tài liệu...”.
Đẩy mạnh CCHC, Đảng bộ tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy đảng.
Các nội dung về CCHC được thông tin trên Cổng thông tin điện tử ngành, fanpage của Sở, bản tin, website của các đơn vị, cơ sở giáo dục, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác CCHC hàng năm được chú trọng như: kế hoạch CCHC, tuyên truyền CCHC, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến công tác CCHC…; được phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo Sở, phòng chuyên môn và từng cá nhân thực thi nhiệm vụ chuyên môn.
Ngành đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015; quy chế luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; quy chế giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa” của Bộ…
Song song với đó, ngành cũng tập trung rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật hoặc không còn hiệu lực, đề nghị UBND tỉnh ban hành các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, UBND cấp huyện, xã theo hướng đơn giản hóa.
Ngành công khai địa chỉ tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tại trụ sở cơ quan và trang thông tin điện tử của ngành theo quy định, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các TTHC đến người dân từ bộ phận "một cửa”. Vì vậy, mức độ hài lòng tại Bộ phận "một cửa” của Sở và Trung tâm Phục vụ hành chính công được tổ chức và cá nhân đánh giá cao; trả kết quả TTHC đúng hẹn và sớm hẹn trên 90%, đạt 100% kế hoạch.
Cùng đó, ngành thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; tất cả văn bản đến và đi được lưu chuyển trong hệ thống văn phòng điện tử (trừ văn bản mật).
Từ những thành tích đạt được, trong 2 năm liên tục 2016 - 2017, ngành được UBND tỉnh đánh giá đứng thứ 1/20 sở, ngành về chỉ số CCHC và năm 2018 xếp thứ 3/20, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Tiếp tục duy trì kết quả công tác CCHC, đồng chí Vương Văn Bằng - Bí thư Đảng bộ Sở cho biết các giải pháp: "Đảng bộ tăng cường sự lãnh đạo và trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan; xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; công khai, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động của cơ quan, nhất là công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt…; thường xuyên rà soát và kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền để điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật kịp thời; thường xuyên cải tiến trang thông tin điện tử của ngành…”.
(Theo Báo Yên Bái điện tử)
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Các nội dung về cải cách hành chính (CCHC) được thông tin trên Cổng thông tin điện tử ngành, fanpage của Sở, bản tin, website của các đơn vị, cơ sở giáo dục, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 2 năm liên tục 2016 - 2017, ngành được UBND tỉnh đánh giá đứng thứ 1/20 sở, ngành về chỉ số CCHC. Xác định CCHC là một trong ba khâu đột phá chiến lược, Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng đến công tác CCHC nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo để mang lại hiệu quả.
Đồng chí Vương Văn Bằng - Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Hiện, Đảng bộ có 94 đảng viên, sinh hoạt tại 6 chi bộ. Trong những năm qua, Đảng bộ đã tập trung đẩy mạnh CCHC thông qua các nghị quyết, trong các cuộc sinh hoạt Đảng, nội dung được chuẩn bị trước, gửi qua hệ điều hành tác nghiệp và hộp thư điện tử cá nhân để mọi người nắm và chuẩn bị ý kiến phát biểu bám sát nội dung. Bên cạnh đó, trong thảo luận, định hướng cho cán bộ, đảng viên phát biểu làm rõ trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, nhiệm vụ đảng viên với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, theo vị trí được phân công. Mặt khác, toàn Đảng bộ đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CCHC, việc giao nhận văn bản cấp ủy thông qua hệ điều hành tác nghiệp, hộp thư điện tử, từ đó, đảm bảo nhanh, kịp thời, tiết kiệm kinh phí phục vụ phô tô tài liệu...”.
Đẩy mạnh CCHC, Đảng bộ tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy đảng.
Các nội dung về CCHC được thông tin trên Cổng thông tin điện tử ngành, fanpage của Sở, bản tin, website của các đơn vị, cơ sở giáo dục, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác CCHC hàng năm được chú trọng như: kế hoạch CCHC, tuyên truyền CCHC, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến công tác CCHC…; được phân công nhiệm vụ cụ thể cho lãnh đạo Sở, phòng chuyên môn và từng cá nhân thực thi nhiệm vụ chuyên môn.
Ngành đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015; quy chế luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác; quy chế giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa” của Bộ…
Song song với đó, ngành cũng tập trung rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật hoặc không còn hiệu lực, đề nghị UBND tỉnh ban hành các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, UBND cấp huyện, xã theo hướng đơn giản hóa.
Ngành công khai địa chỉ tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tại trụ sở cơ quan và trang thông tin điện tử của ngành theo quy định, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các TTHC đến người dân từ bộ phận "một cửa”. Vì vậy, mức độ hài lòng tại Bộ phận "một cửa” của Sở và Trung tâm Phục vụ hành chính công được tổ chức và cá nhân đánh giá cao; trả kết quả TTHC đúng hẹn và sớm hẹn trên 90%, đạt 100% kế hoạch.
Cùng đó, ngành thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; tất cả văn bản đến và đi được lưu chuyển trong hệ thống văn phòng điện tử (trừ văn bản mật).
Từ những thành tích đạt được, trong 2 năm liên tục 2016 - 2017, ngành được UBND tỉnh đánh giá đứng thứ 1/20 sở, ngành về chỉ số CCHC và năm 2018 xếp thứ 3/20, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Tiếp tục duy trì kết quả công tác CCHC, đồng chí Vương Văn Bằng - Bí thư Đảng bộ Sở cho biết các giải pháp: "Đảng bộ tăng cường sự lãnh đạo và trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan; xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; công khai, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động của cơ quan, nhất là công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt…; thường xuyên rà soát và kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền để điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật kịp thời; thường xuyên cải tiến trang thông tin điện tử của ngành…”.
(Theo Báo Yên Bái điện tử)