Tuy là tỉnh miền núi nhiều khó khăn nhưng từ sự nỗ lực phấn đấu, năm 2019, Yên Bái đã đạt 81,66 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), tăng 8 bậc so với năm 2018.
Bộ phận Phục vụ hành chính công thành phố Yên Bái làm tốt công tác giải quyết công việc cho người dân.
Để đạt kết quả trên, công tác CCHC đã được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, trong đó, bám sát nội dung Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch CCHC năm.
UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/7/2019 để thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh năm 2019 và những năm tiếp theo.
Theo đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương tiếp tục được thực hiện tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh kịp thời ban hành văn bản mới, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ… khi có sự thay đổi văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên hoặc khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên các lĩnh vực quản lý. Đặc biệt trong năm, việc đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã vào hoạt động với Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh đã giúp tỷ lệ giải quyết TTHC năm 2019 đạt rất cao, từ 90 đến 100%...
Việc thực Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và các kết luận, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về rà soát, sắp xếp bộ máy tiếp tục được thực hiện hiệu quả.
Trong năm, toàn tỉnh tiếp tục giảm 84 cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc gồm: 1 cơ quan hành chính cấp tỉnh; 22 cơ quan, đầu mối trực thuộc sở, ban, ngành; 27 phòng, ban trực thuộc cấp huyện; 34 phòng trực thuộc chi cục trực thuộc các sở, ban, ngành.
Cùng với bộ máy, giảm 89 lãnh đạo cấp tỉnh; 41 lãnh đạo cấp phòng trực thuộc sở, ban, ngành; 32 lãnh đạo cấp phòng trực thuộc chi cục, trung tâm; 68 lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện; giảm 338 biên chế.
Cùng phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 20/20 sở, ban, ngành và 9/9 huyện, thị xã, thành phố; phê duyệt danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh gồm 32 đơn vị (cấp tỉnh 23, cấp huyện 9).
Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với 100% cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm, qua đó có hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, chính trị.
Tiếp tục thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”, UBND tỉnh đã cử 150 cán bộ, công chức, viên chức thuộc Đề án tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh và Công ty LG Hải Phòng; cử 60 cán bộ trẻ tham gia khóa tập huấn, học tập kỹ năng quản lý, lãnh đạo tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc...
Phục vụ CCHC, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Qua đó, 29 sở, ban, ngành, tỉnh; 17 đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành; 9 huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn và kết nối với Trục liên thông quốc gia trong việc thực hiện gửi, nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ đến 3 cấp chính quyền.
Việc liên thông trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 100%.
Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đã thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo đúng hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ...
Điểm số từng phần của tỉnh năm 2019: công tác chỉ đạo, điều hành, đạt 6,72/8,5 điểm, xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đạt 9,23/10 điểm, xếp thứ 3; cải cách thủ tục hành chính đạt 12,44/14 điểm, xếp thứ 42; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước đạt 8,76/12 điểm, xếp thứ 39; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đạt 11,36/14 điểm, xếp thứ 34; tài chính công, đạt 10,42/12,5 điểm, xếp thứ 8; hiện đại hóa hành chính đạt 11,05/13 điểm, xếp thứ 15; tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đạt 11,05/13 điểm, xếp thứ 47.
|
Cùng những kết quả đạt được, qua đánh giá Chỉ số CCHC năm 2019 cho thấy chúng ta vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra còn chậm; việc thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa đảm bảo tiến độ.
Ciệc công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị nhiều nơi chưa đầy đủ, thống nhất, kịp thời, thiếu đồng bộ; việc công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng TTĐT hoặc Cổng Dịch vụ công của tỉnh chưa thống nhất số liệu.
Việc thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo, công chức tại các cơ quan hành chính chưa đảm bảo quy định; tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ và xử lý hồ sơ đạt thấp; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích đạt thấp…
Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ ra với những biện pháp khắc phục trong thời gian tới là cơ sở để tin tưởng công tác CCHC của tỉnh năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ được thực hiện tốt hơn, góp phần phục vụ tổ chức và người dân, thu hút đầu tư, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.
Ban Biên tập
Tuy là tỉnh miền núi nhiều khó khăn nhưng từ sự nỗ lực phấn đấu, năm 2019, Yên Bái đã đạt 81,66 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), tăng 8 bậc so với năm 2018.Để đạt kết quả trên, công tác CCHC đã được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, trong đó, bám sát nội dung Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch CCHC năm.
UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/7/2019 để thực hiện các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh năm 2019 và những năm tiếp theo.
Theo đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương tiếp tục được thực hiện tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh kịp thời ban hành văn bản mới, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ… khi có sự thay đổi văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên hoặc khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi.
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên các lĩnh vực quản lý. Đặc biệt trong năm, việc đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã vào hoạt động với Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh đã giúp tỷ lệ giải quyết TTHC năm 2019 đạt rất cao, từ 90 đến 100%...
Việc thực Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và các kết luận, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về rà soát, sắp xếp bộ máy tiếp tục được thực hiện hiệu quả.
Trong năm, toàn tỉnh tiếp tục giảm 84 cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc gồm: 1 cơ quan hành chính cấp tỉnh; 22 cơ quan, đầu mối trực thuộc sở, ban, ngành; 27 phòng, ban trực thuộc cấp huyện; 34 phòng trực thuộc chi cục trực thuộc các sở, ban, ngành.
Cùng với bộ máy, giảm 89 lãnh đạo cấp tỉnh; 41 lãnh đạo cấp phòng trực thuộc sở, ban, ngành; 32 lãnh đạo cấp phòng trực thuộc chi cục, trung tâm; 68 lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện; giảm 338 biên chế.
Cùng phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 20/20 sở, ban, ngành và 9/9 huyện, thị xã, thành phố; phê duyệt danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh gồm 32 đơn vị (cấp tỉnh 23, cấp huyện 9).
Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với 100% cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm, qua đó có hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, chính trị.
Tiếp tục thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”, UBND tỉnh đã cử 150 cán bộ, công chức, viên chức thuộc Đề án tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh và Công ty LG Hải Phòng; cử 60 cán bộ trẻ tham gia khóa tập huấn, học tập kỹ năng quản lý, lãnh đạo tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc...
Phục vụ CCHC, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Qua đó, 29 sở, ban, ngành, tỉnh; 17 đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành; 9 huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn và kết nối với Trục liên thông quốc gia trong việc thực hiện gửi, nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ đến 3 cấp chính quyền.
Việc liên thông trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước dưới dạng điện tử và song song với văn bản giấy đạt 100%.
Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đã thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo đúng hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ...
Điểm số từng phần của tỉnh năm 2019: công tác chỉ đạo, điều hành, đạt 6,72/8,5 điểm, xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đạt 9,23/10 điểm, xếp thứ 3; cải cách thủ tục hành chính đạt 12,44/14 điểm, xếp thứ 42; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước đạt 8,76/12 điểm, xếp thứ 39; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đạt 11,36/14 điểm, xếp thứ 34; tài chính công, đạt 10,42/12,5 điểm, xếp thứ 8; hiện đại hóa hành chính đạt 11,05/13 điểm, xếp thứ 15; tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đạt 11,05/13 điểm, xếp thứ 47.
Cùng những kết quả đạt được, qua đánh giá Chỉ số CCHC năm 2019 cho thấy chúng ta vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra còn chậm; việc thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chưa đảm bảo tiến độ.
Ciệc công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị nhiều nơi chưa đầy đủ, thống nhất, kịp thời, thiếu đồng bộ; việc công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng TTĐT hoặc Cổng Dịch vụ công của tỉnh chưa thống nhất số liệu.
Việc thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo, công chức tại các cơ quan hành chính chưa đảm bảo quy định; tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ và xử lý hồ sơ đạt thấp; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích đạt thấp…
Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ ra với những biện pháp khắc phục trong thời gian tới là cơ sở để tin tưởng công tác CCHC của tỉnh năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ được thực hiện tốt hơn, góp phần phục vụ tổ chức và người dân, thu hút đầu tư, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.