Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được đánh giá điều tra qua 8 trục nội dung với 29 nội dung thành phần nhằm đo lường sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả điều hành cũng như sự phục vụ của các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước.
Để nâng cao chỉ số PAPI, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã. (Trong ảnh: Cán bộ xã An Phú, huyện Lục Yên giải quyết công việc cho người dân).
Qua kết quả điều tra, đánh giá mới được công bố, năm 2019, chỉ số PAPI của tỉnh Yên Bái chỉ đạt 42,42 điểm, thấp hơn năm 2018 là 0,38 điểm, xếp trong nhóm 15 tỉnh, thành phố trung bình thấp.
Theo đó, nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 4,71 điểm (giảm 0,81 điểm so với năm 2018), ở nhóm tỉnh trung bình thấp; công khai minh bạch đạt 5,42 điểm (tăng 0,16 điểm so với năm 2018) ở nhóm trung bình cao; trách nhiệm giải trình với người dân, đạt 4,89 điểm ở nhóm trung bình thấp; kiểm soát tham nhũng đạt 6,04 điểm (giảm 0,25 so với năm 2018), ở nhóm thấp nhất; thủ tục hành chính công đạt 7,5 điểm (giảm 0,16 điểm so với năm 2018), ở nhóm trung bình cao nhất; cung ứng dịch vụ công đạt 7,55 (tăng 0,39 điểm so với năm 2018) ở nhóm cao nhất; quản trị môi trường đạt 3,35 (giảm 1,16 điểm so với năm 2018), ở nhóm trung bình thấp; quản trị điện tử đạt 2,96 điểm (giảm 0,44 so với năm 2018), ở nhóm trung bình thấp.
Vì sao chỉ số PAPI của tỉnh chủ yếu ở mức trung bình thấp? Theo ông Đinh Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, nguyên nhân do hàng năm sau khi Trung ương công bố kết quả chỉ số PAPI của tỉnh, các ngành, các cấp, địa phương chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, sát thực tế được chặt chẽ, để khắc phục những tồn tại, yếu kém.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương chưa chặt chẽ, trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chưa đồng bộ, rõ ràng, còn chồng chéo. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chỉ số PAPI trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người dân còn hạn chế.
Đặc biệt, chúng ta chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư bằng các hình thức phù hợp để người dân hiểu biết và thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến đời sống thường ngày và ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào công tác chính trị tại cơ sở gắn với việc đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng đi vào thực chất, đảm bảo đúng các lĩnh vực "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Làm sao để người dân tham gia tích cực và hữu hiệu vào công tác giám sát và phản biện xã hội; làm sao để những tâm tư, nguyện vọng của người dân phản ánh thực sự được các cấp, các ngành lắng nghe và giải quyết; làm sao tạo môi trường tương tác thân thiện hơn giữa người dân và bộ máy hành chính Nhà nước… để nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo?
Theo ông Đinh Xuân Cường, các cấp, các ngành cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công khai, minh bạch nội dung khảo sát chỉ số PAPI đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người dân để người dân tham gia khảo sát trả lời nội dung bảng hỏi phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Đặc biệt, chính quyền cơ sở cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động có sự tham gia rộng rãi của người dân, tạo cơ hội tham gia bầu cử bình đẳng, thông tin đầy đủ và minh bạch về tiến trình và kết quả bầu cử; thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, danh sách hộ nghèo, tình hình thu - chi ngân sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để phục vụ tốt tổ chức và người dân, phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế; tuyên truyền để người dân biết và sử dụng Cổng Thông tin điện tử và các dịch vụ công trực tuyến của Trung ương, của tỉnh.
Qua kết quả công bố chỉ số PAPI năm 2019 của tỉnh, các sở, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã cần rà soát những tồn tại, hạn chế thuộc chức năng nhiệm vụ và công tác quản lý của ngành, để có kế hoạch khắc phục cụ thể, nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở đối với người dân gắn với tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các địa phương./.
Theo Báo Yên Bái
Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được đánh giá điều tra qua 8 trục nội dung với 29 nội dung thành phần nhằm đo lường sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả điều hành cũng như sự phục vụ của các cấp chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước.Qua kết quả điều tra, đánh giá mới được công bố, năm 2019, chỉ số PAPI của tỉnh Yên Bái chỉ đạt 42,42 điểm, thấp hơn năm 2018 là 0,38 điểm, xếp trong nhóm 15 tỉnh, thành phố trung bình thấp.
Theo đó, nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 4,71 điểm (giảm 0,81 điểm so với năm 2018), ở nhóm tỉnh trung bình thấp; công khai minh bạch đạt 5,42 điểm (tăng 0,16 điểm so với năm 2018) ở nhóm trung bình cao; trách nhiệm giải trình với người dân, đạt 4,89 điểm ở nhóm trung bình thấp; kiểm soát tham nhũng đạt 6,04 điểm (giảm 0,25 so với năm 2018), ở nhóm thấp nhất; thủ tục hành chính công đạt 7,5 điểm (giảm 0,16 điểm so với năm 2018), ở nhóm trung bình cao nhất; cung ứng dịch vụ công đạt 7,55 (tăng 0,39 điểm so với năm 2018) ở nhóm cao nhất; quản trị môi trường đạt 3,35 (giảm 1,16 điểm so với năm 2018), ở nhóm trung bình thấp; quản trị điện tử đạt 2,96 điểm (giảm 0,44 so với năm 2018), ở nhóm trung bình thấp.
Vì sao chỉ số PAPI của tỉnh chủ yếu ở mức trung bình thấp? Theo ông Đinh Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, nguyên nhân do hàng năm sau khi Trung ương công bố kết quả chỉ số PAPI của tỉnh, các ngành, các cấp, địa phương chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu, sát thực tế được chặt chẽ, để khắc phục những tồn tại, yếu kém.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương chưa chặt chẽ, trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chưa đồng bộ, rõ ràng, còn chồng chéo. Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chỉ số PAPI trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người dân còn hạn chế.
Đặc biệt, chúng ta chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư bằng các hình thức phù hợp để người dân hiểu biết và thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến đời sống thường ngày và ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào công tác chính trị tại cơ sở gắn với việc đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng đi vào thực chất, đảm bảo đúng các lĩnh vực "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Làm sao để người dân tham gia tích cực và hữu hiệu vào công tác giám sát và phản biện xã hội; làm sao để những tâm tư, nguyện vọng của người dân phản ánh thực sự được các cấp, các ngành lắng nghe và giải quyết; làm sao tạo môi trường tương tác thân thiện hơn giữa người dân và bộ máy hành chính Nhà nước… để nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo?
Theo ông Đinh Xuân Cường, các cấp, các ngành cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công khai, minh bạch nội dung khảo sát chỉ số PAPI đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người dân để người dân tham gia khảo sát trả lời nội dung bảng hỏi phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Đặc biệt, chính quyền cơ sở cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động có sự tham gia rộng rãi của người dân, tạo cơ hội tham gia bầu cử bình đẳng, thông tin đầy đủ và minh bạch về tiến trình và kết quả bầu cử; thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, danh sách hộ nghèo, tình hình thu - chi ngân sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để phục vụ tốt tổ chức và người dân, phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế; tuyên truyền để người dân biết và sử dụng Cổng Thông tin điện tử và các dịch vụ công trực tuyến của Trung ương, của tỉnh.
Qua kết quả công bố chỉ số PAPI năm 2019 của tỉnh, các sở, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã cần rà soát những tồn tại, hạn chế thuộc chức năng nhiệm vụ và công tác quản lý của ngành, để có kế hoạch khắc phục cụ thể, nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở đối với người dân gắn với tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các địa phương./.