CTTĐT - Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, những năm qua, huyện Văn Chấn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Qua các hoạt động tình nghĩa đã bù đắp phần nào những mất mát cho những gia đình chính sách, đồng thời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đã cống hiến xương máu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ khám chữa bệnh cho các thương, bệnh binh
Mặc dù bị thương tật mất 61% sức khỏe khi tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nhưng thương bình Bùi Hữu Cảo người con của quê hương lúa Thái Bình vẫn không lùi bước, năm 1974 nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông cùng với vợ con lên vùng kinh tế mới tại thôn 11, xã Đại Lịch. Tại đây, ông đã được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để gia đình phát triển kinh tế. Đặc biệt, năm 2017, ông được Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Viettinbank hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà ở. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, thôn bản và sự tích cóp của gia đình, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, ổn định cuộc sống.
Là địa phương có truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hàng ngàn người con của Đại Lịch đã lên đường tòng quân, góp phần giữ vững độc lập tự do cho Tổ quốc. Hiện toàn xã có 92 đối tượng chính sách, người có công, Để tri ân, tỏ lòng thành kính đối với những gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã, trong 6 tháng đầu năm, xã Đại Lịch đã triển khai làm 3 nhà ở cho nguời có công, gia đình chính sách và đến nay, đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Các nhà đảm bảo 3 cứng gồm khung cứng, nền cứng và mái cứng, có diện tích sử dụng từ 40m2 trở lên. Ngoài sự, hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà của Nhà nước xã Đại Lịch huy động sự đóng góp của người dân, người thân trong gia đình hoàn thiện ngôi nhà. Hoàn thành 4 nhà ở cho gia đình chính sách, người có công trong năm tới, xã Đại Lịch không còn hộ gia đình chính sách, người có công khó khăn về nhà ở.
Để tri ân đối với những gia đình chính sách, người có công, hàng năm, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tu sửa, làm nhà ở cho các đối tượng, gia đình có công với cách mạng có hoàn khó khăn trong cuộc sống. Trong 6 tháng đầu năm, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 22 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Văn Chấn đã đầu tư tu sửa và làm mới 72 nhà ở cho đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở với số tiền trên 2,6 tỷ đồng, trong đó, làm mới 59 nhà, sửa chữa 13 nhà. Ngoài ra, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, thân nhân người có công nhân các ngày lễ tết, góp phần động viên, khích lệ các gia đình chính sách, người có công vươn lên trong cuộc sống. Ông Trịnh Khắc Nghĩa - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết:Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hỗ trợ giúp cho các hộ có công, gia đình chính sách để làm nhà và phát triển kinh tế. Đặc biệt trong năm 2018, huyện đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, chỉ đạo các xã thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn để hoàn thành kế hoạch.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” hàng năm vào những dịp lễ, tết và ngày thương binh liệt sĩ, huyện Văn Chấn đã thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh và các gia đình thương binh tiêu biểu trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực như: thăm hỏi tặng quà và huy động các ngành đoàn thể đóng góp ngày công lao động để tu sửa nhà ở cho các đối tượng chính sách. Tổ chức lễ tiếp nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện đảm bảo trang trọng, chu đáo, đúng quy định, làm an lòng thân nhân gia đình liệt sĩ.
Quan tâm, chăm lo, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là việc làm thường xuyên ở huyện Văn Chấn. Đó là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên mỗi cán bộ, người dân đều nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác đền ơn đáp nghĩa. Qua đó, đã phần nào sẻ chia những hy sinh, mất mát đối với các thân nhân gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh, động viên họ vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, những năm qua, huyện Văn Chấn luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Qua các hoạt động tình nghĩa đã bù đắp phần nào những mất mát cho những gia đình chính sách, đồng thời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đã cống hiến xương máu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Mặc dù bị thương tật mất 61% sức khỏe khi tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nhưng thương bình Bùi Hữu Cảo người con của quê hương lúa Thái Bình vẫn không lùi bước, năm 1974 nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông cùng với vợ con lên vùng kinh tế mới tại thôn 11, xã Đại Lịch. Tại đây, ông đã được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện để gia đình phát triển kinh tế. Đặc biệt, năm 2017, ông được Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Viettinbank hỗ trợ 50 triệu đồng để làm nhà ở. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, thôn bản và sự tích cóp của gia đình, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, ổn định cuộc sống.
Là địa phương có truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hàng ngàn người con của Đại Lịch đã lên đường tòng quân, góp phần giữ vững độc lập tự do cho Tổ quốc. Hiện toàn xã có 92 đối tượng chính sách, người có công, Để tri ân, tỏ lòng thành kính đối với những gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã, trong 6 tháng đầu năm, xã Đại Lịch đã triển khai làm 3 nhà ở cho nguời có công, gia đình chính sách và đến nay, đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Các nhà đảm bảo 3 cứng gồm khung cứng, nền cứng và mái cứng, có diện tích sử dụng từ 40m2 trở lên. Ngoài sự, hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà của Nhà nước xã Đại Lịch huy động sự đóng góp của người dân, người thân trong gia đình hoàn thiện ngôi nhà. Hoàn thành 4 nhà ở cho gia đình chính sách, người có công trong năm tới, xã Đại Lịch không còn hộ gia đình chính sách, người có công khó khăn về nhà ở.
Để tri ân đối với những gia đình chính sách, người có công, hàng năm, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tu sửa, làm nhà ở cho các đối tượng, gia đình có công với cách mạng có hoàn khó khăn trong cuộc sống. Trong 6 tháng đầu năm, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 22 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Văn Chấn đã đầu tư tu sửa và làm mới 72 nhà ở cho đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở với số tiền trên 2,6 tỷ đồng, trong đó, làm mới 59 nhà, sửa chữa 13 nhà. Ngoài ra, từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, thân nhân người có công nhân các ngày lễ tết, góp phần động viên, khích lệ các gia đình chính sách, người có công vươn lên trong cuộc sống. Ông Trịnh Khắc Nghĩa - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết:Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hỗ trợ giúp cho các hộ có công, gia đình chính sách để làm nhà và phát triển kinh tế. Đặc biệt trong năm 2018, huyện đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, chỉ đạo các xã thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn để hoàn thành kế hoạch.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” hàng năm vào những dịp lễ, tết và ngày thương binh liệt sĩ, huyện Văn Chấn đã thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh và các gia đình thương binh tiêu biểu trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực như: thăm hỏi tặng quà và huy động các ngành đoàn thể đóng góp ngày công lao động để tu sửa nhà ở cho các đối tượng chính sách. Tổ chức lễ tiếp nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện đảm bảo trang trọng, chu đáo, đúng quy định, làm an lòng thân nhân gia đình liệt sĩ.
Quan tâm, chăm lo, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là việc làm thường xuyên ở huyện Văn Chấn. Đó là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên mỗi cán bộ, người dân đều nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác đền ơn đáp nghĩa. Qua đó, đã phần nào sẻ chia những hy sinh, mất mát đối với các thân nhân gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh, động viên họ vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.