CTTĐT - Những năm qua, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chăm sóc người có công với cách mạng được huyện Văn Yên thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Minh Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện.
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên thăm hỏi, tặng quà cho bà Nguyễn Thị Kiền - vợ liệt sỹ tại thôn Cầu Có, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên
PV: Xin đồng chí cho biết các kết quả nổi bật trong phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" trên địa bàn huyện?
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên: Trải qua các cuộc kháng chiến cùng dân tộc, huyện Văn Yên đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của, để cùng với quân dân cả nước lập nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, góp phần thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện Văn Yên có 6.865 người có công, trong đó có 694 liệt sỹ; 43 bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng; 375 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; 138 bệnh binh; 02 cán bộ tiền khởi nghĩa; 329 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 20 người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày; và 5254 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;
Trong những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với đất nước, với những việc làm cụ thể là:
Một là đảm bảo đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; Thường xuyên rà soát các đối tượng người có công nhưng chưa được hưởng các chế độ, chính sách, hướng dẫn, đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Hai là chăm sóc bố mẹ liệt sỹ già yếu, giúp đỡ con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh nặng; phụng dưỡng 02 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên địa bàn; Tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn.
Ba là quan tâm tìm kiếm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thân nhân liệt sỹ di chuyển hài cốt liệt sỹ về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Văn Yên (Từ năm 2008 huyện Văn Yên đã tổ chức đón trên 80 hài cốt về an táng tại nghĩa trang huyện nhà).
Bốn là tổ chức gặp mặt, thăm hỏi tặng quà cho người có công nhân dịp lễ, tết và hỗ trợ về vật chất cho các gia đình người có công không may bị rủi ro, hoạn nạn, hoặc ốm đau.
Năm là phát động phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Bình quân mỗi năm huyện vận động được trên 250 triệu đồng.
Sáu là huy động các nguồn lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để hỗ trợ làm nhà cho người có công (Từ năm 2012 đến năm 2017, huyện Văn Yên đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 322 nhà, với số tiền trên 12 tỷ đồng cho các gia đình người có công với đất nước).
Bảy là chỉnh trang, tu sửa Nghĩa trang liệt sỹ huyện và nhà bia ghi tên các liệt sỹ tại các địa phương. Đồng thời chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong các nhà trường và người dân trên địa bàn huyện, để cùng thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn.
PV: Thưa đồng chí, để phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chăm sóc người có công với cách mạng ngày càng đi vào chiều sâu ở các địa phương trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ triển khai giải pháp trọng tâm nào?
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên: Để phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đi vào chiều sâu, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho mọi mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, về sự đóng góp xương máu của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. Để mọi người thấy tự hào và trách nhiệm của mình trong thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc. Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các chế độ chính sách cho đối tượng người có công với cách mạng; tiếp tục rà soát các đối tượng người có công nhưng chưa được hưởng các chế độ, chính sách, hướng dẫn, đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định; quan tâm tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ, đặc biệt là hoạt động của Ban Chỉ đạo 1237 huyện; phấn đấu đến hết năm 2018 có 50% số xã, thị trấn hoàn thành việc lập bản đồ quy tập hài cốt liệt sỹ; tiếp tục vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cán bộ công nhân viên chức cùng chung tay góp sức để hỗ trợ những gia đình người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ làm nhà ở; thăm hỏi gia đình không may bị ốm, đau hoạn nạn...
PV: Trân trọng cám ơn đồng chí!
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chăm sóc người có công với cách mạng được huyện Văn Yên thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Minh Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện.PV: Xin đồng chí cho biết các kết quả nổi bật trong phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" trên địa bàn huyện?
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên: Trải qua các cuộc kháng chiến cùng dân tộc, huyện Văn Yên đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của, để cùng với quân dân cả nước lập nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, góp phần thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện Văn Yên có 6.865 người có công, trong đó có 694 liệt sỹ; 43 bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng; 375 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; 138 bệnh binh; 02 cán bộ tiền khởi nghĩa; 329 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 20 người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày; và 5254 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;
Trong những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với đất nước, với những việc làm cụ thể là:
Một là đảm bảo đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; Thường xuyên rà soát các đối tượng người có công nhưng chưa được hưởng các chế độ, chính sách, hướng dẫn, đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Hai là chăm sóc bố mẹ liệt sỹ già yếu, giúp đỡ con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh nặng; phụng dưỡng 02 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên địa bàn; Tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn.
Ba là quan tâm tìm kiếm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thân nhân liệt sỹ di chuyển hài cốt liệt sỹ về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Văn Yên (Từ năm 2008 huyện Văn Yên đã tổ chức đón trên 80 hài cốt về an táng tại nghĩa trang huyện nhà).
Bốn là tổ chức gặp mặt, thăm hỏi tặng quà cho người có công nhân dịp lễ, tết và hỗ trợ về vật chất cho các gia đình người có công không may bị rủi ro, hoạn nạn, hoặc ốm đau.
Năm là phát động phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Bình quân mỗi năm huyện vận động được trên 250 triệu đồng.
Sáu là huy động các nguồn lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để hỗ trợ làm nhà cho người có công (Từ năm 2012 đến năm 2017, huyện Văn Yên đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được 322 nhà, với số tiền trên 12 tỷ đồng cho các gia đình người có công với đất nước).
Bảy là chỉnh trang, tu sửa Nghĩa trang liệt sỹ huyện và nhà bia ghi tên các liệt sỹ tại các địa phương. Đồng thời chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trong các nhà trường và người dân trên địa bàn huyện, để cùng thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn.
PV: Thưa đồng chí, để phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chăm sóc người có công với cách mạng ngày càng đi vào chiều sâu ở các địa phương trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ triển khai giải pháp trọng tâm nào?
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên: Để phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đi vào chiều sâu, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho mọi mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, về sự đóng góp xương máu của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. Để mọi người thấy tự hào và trách nhiệm của mình trong thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc. Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các chế độ chính sách cho đối tượng người có công với cách mạng; tiếp tục rà soát các đối tượng người có công nhưng chưa được hưởng các chế độ, chính sách, hướng dẫn, đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định; quan tâm tìm kiếm, quy tập mộ liệt sỹ, đặc biệt là hoạt động của Ban Chỉ đạo 1237 huyện; phấn đấu đến hết năm 2018 có 50% số xã, thị trấn hoàn thành việc lập bản đồ quy tập hài cốt liệt sỹ; tiếp tục vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cán bộ công nhân viên chức cùng chung tay góp sức để hỗ trợ những gia đình người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ làm nhà ở; thăm hỏi gia đình không may bị ốm, đau hoạn nạn...
PV: Trân trọng cám ơn đồng chí!