Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó đề xuất hỗ trợ chi phí đi lại trong quá trình người lao động tham gia học nghề.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo của các địa phương, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được cơ quan lao động tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật; số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng nhanh: năm 2015 có 24.363 người (tăng 23% so với năm 2014), năm 2016 có 28.573 người (tăng 17% so với năm 2015), năm 2017 có 34.723 người (tăng 21% so với năm 2016).
Tuy nhiên, tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề so với số người có nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa cao (năm 2015: 3,8%; năm 2016: 4,8%, năm 2017: 5,1%) do nhiều nguyên nhân trong đó một nguyên nhân quan trọng là do mức hỗ trợ học nghề tuy đã đáp ứng được chi phí học các nghề đơn giản nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức chi phí học một số nghề như: kỹ thuật trang điểm, lái xe hạng B2, lái xe hạng C,… đặc biệt với người thất nghiệp đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, muốn tham gia học nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề thì mức hỗ trợ này là rất thấp; cùng một nghề đào tạo nhưng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác nhau lại có mức học phí khác nhau, gây khó khăn cho người lao động trong việc lựa chọn địa điểm để tham gia học nghề. Thêm vào đó, trong quá trình học nghề, người thất nghiệp cũng không được hỗ trợ bất kỳ một chi phí nào khác trong điều kiện không có thu nhập do đang bị mất việc làm cũng là một khó khăn dẫn tới tình trạng người lao động không có nhu cầu học nghề.
Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, đề xuất mức hỗ trợ học phí học nghề và mức hỗ trợ tiền đi lại.
Cụ thể, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Mức hỗ trợ tiền đi lại: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ là 300.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng là 100.000 đồng/người/tháng, tùy theo thời gian học nghề thực tế.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính tròn là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ theo quy định trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học phí học nghề do người lao động tự chi trả.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó đề xuất hỗ trợ chi phí đi lại trong quá trình người lao động tham gia học nghề.Theo báo cáo của các địa phương, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được cơ quan lao động tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật; số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng nhanh: năm 2015 có 24.363 người (tăng 23% so với năm 2014), năm 2016 có 28.573 người (tăng 17% so với năm 2015), năm 2017 có 34.723 người (tăng 21% so với năm 2016).
Tuy nhiên, tỷ lệ số người được hỗ trợ học nghề so với số người có nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa cao (năm 2015: 3,8%; năm 2016: 4,8%, năm 2017: 5,1%) do nhiều nguyên nhân trong đó một nguyên nhân quan trọng là do mức hỗ trợ học nghề tuy đã đáp ứng được chi phí học các nghề đơn giản nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức chi phí học một số nghề như: kỹ thuật trang điểm, lái xe hạng B2, lái xe hạng C,… đặc biệt với người thất nghiệp đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, muốn tham gia học nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề thì mức hỗ trợ này là rất thấp; cùng một nghề đào tạo nhưng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác nhau lại có mức học phí khác nhau, gây khó khăn cho người lao động trong việc lựa chọn địa điểm để tham gia học nghề. Thêm vào đó, trong quá trình học nghề, người thất nghiệp cũng không được hỗ trợ bất kỳ một chi phí nào khác trong điều kiện không có thu nhập do đang bị mất việc làm cũng là một khó khăn dẫn tới tình trạng người lao động không có nhu cầu học nghề.
Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, đề xuất mức hỗ trợ học phí học nghề và mức hỗ trợ tiền đi lại.
Cụ thể, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Mức hỗ trợ tiền đi lại: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ là 300.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng là 100.000 đồng/người/tháng, tùy theo thời gian học nghề thực tế.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính tròn là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ theo quy định trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ học phí học nghề do người lao động tự chi trả.