CTTĐT - Mạng lưới giáo dục nghề nghiệp được quan tâm phát triển cơ bản đủ về số lượng; phân bố tương đối hợp lý và có đủ cấp độ đào tạo từ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng và đủ loại hình công lập và dân lập; Quy mô tuyển sinh đào tạo toàn tỉnh có sự tăng dần qua các năm, đặc biệt là loại hình đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp năm 2018 tại trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.
Tính đến tháng 9/2018, toàn tỉnh có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp, 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Quy mô đào tạo được cấp phép của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay đạt 9.730 lao động/năm, trong đó: trình độ cao đẳng 620 lao động/năm; trình độ trung cấp 2.305 lao động/năm; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 6.805 lao động/năm. Nhìn chung, quy mô đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng đủ về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh hàng năm; các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh mới đáp ứng được 70% nhu cầu đào tạo của tỉnh (4.100 lao động trình độ cao đẳng, trung cấp/năm).
Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm. Qua các năm, đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bao gồm: đào tạo thạc sỹ, đào tạo kỹ năng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học...Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh là 596 người, trong đó: cán bộ quản lý là 109 người; Giáo viên, giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy là 503 người.
Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đã được đầu tư xây dựng các công trình phòng học, nhà xưởng, nhà nội trú, nhà công vụ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại ở các cơ sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tổng diện tích là 436.708 m2. Trong đó 155 phòng học lý thuyết, diện tích 10.502 m2; 107 nhà xưởng thực hành, thí nghiệm với diện tích 11.298 m2; Diện tích còn lại là cơ sở xây dựng: 8 thư viện, khu nhà hiệu bộ gồm 167 phòng, 166 phòng ký túc xá, phòng y tế, nhà ăn, các khu chức năng...
Các cơ sở đào giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư xây dựng các công trình phòng học, nhà xưởng, nhà nội trú, nhà công vụ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại ở các cơ sở. Tuy nhiên, so với quy mô đào tạo theo thiết kế thì tại các trường dạy nghề mới thành lập gần đây (Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, Trường Trung cấp Lục Yên) còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, đặc biệt là về thiết bị dạy nghề, nhà xưởng thực hành, khu thực hành, thí nghiệm (đối với nghề nông lâm nghiệp), nhà nội trú và một số hạng mục liên quan. Tại các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên cấp huyện thiết bị dạy nghề được đầu tư đã cơ bản đáp ứng đủ so với yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo hiện tại, số lượng các phòng học, nhà xưởng thực hành còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu.
Tại các trường mới về ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý, cơ sở vật chất các nhà trường cơ bản đáp ứng và từng bước được đầu tư song so với yêu cầu đào tạo thì còn thiếu thốn, cơ sở vật chất của một số phòng học đã xuống cấp, một số trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của thực tế đào tạo do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp. Những năm gần đây, quy mô đào tạo của các trường thấp do công tác tuyển sinh của các trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng. Cơ cấu trình độ đào tạo chưa cân đối, đào tạo trung cấp, cao đẳng của các trường chiếm tỷ lệ thấp so với quy mô đào tạo toàn tỉnh; ngành nghề đào tạo chưa đa dạng. Hoạt động liên kết, liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh còn ít....
Để thực hiện tốt hơn công tác giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho LĐNT, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp cần Quan tâm chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thuộc diện thu hút đầu tư có đào tạo và tuyển dụng nhiều lao động địa phương vào làm việc như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ. Tăng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT nhằm tăng số LĐNT được hỗ trợ học nghề hàng năm, đặc biệt là số LĐNT được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp để tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Bố trí kinh phí để hỗ trợ đào tạo chuyển đổi một số giáo viên dạy văn hóa tại các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mạng lưới giáo dục nghề nghiệp được quan tâm phát triển cơ bản đủ về số lượng; phân bố tương đối hợp lý và có đủ cấp độ đào tạo từ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng và đủ loại hình công lập và dân lập; Quy mô tuyển sinh đào tạo toàn tỉnh có sự tăng dần qua các năm, đặc biệt là loại hình đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.Tính đến tháng 9/2018, toàn tỉnh có 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 4 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp, 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Quy mô đào tạo được cấp phép của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay đạt 9.730 lao động/năm, trong đó: trình độ cao đẳng 620 lao động/năm; trình độ trung cấp 2.305 lao động/năm; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 6.805 lao động/năm. Nhìn chung, quy mô đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng đủ về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh hàng năm; các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh mới đáp ứng được 70% nhu cầu đào tạo của tỉnh (4.100 lao động trình độ cao đẳng, trung cấp/năm).
Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm. Qua các năm, đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bao gồm: đào tạo thạc sỹ, đào tạo kỹ năng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học...Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh là 596 người, trong đó: cán bộ quản lý là 109 người; Giáo viên, giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy là 503 người.
Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đã được đầu tư xây dựng các công trình phòng học, nhà xưởng, nhà nội trú, nhà công vụ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại ở các cơ sở. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tổng diện tích là 436.708 m2. Trong đó 155 phòng học lý thuyết, diện tích 10.502 m2; 107 nhà xưởng thực hành, thí nghiệm với diện tích 11.298 m2; Diện tích còn lại là cơ sở xây dựng: 8 thư viện, khu nhà hiệu bộ gồm 167 phòng, 166 phòng ký túc xá, phòng y tế, nhà ăn, các khu chức năng...
Các cơ sở đào giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư xây dựng các công trình phòng học, nhà xưởng, nhà nội trú, nhà công vụ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện tại ở các cơ sở. Tuy nhiên, so với quy mô đào tạo theo thiết kế thì tại các trường dạy nghề mới thành lập gần đây (Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ, Trường Trung cấp Lục Yên) còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, đặc biệt là về thiết bị dạy nghề, nhà xưởng thực hành, khu thực hành, thí nghiệm (đối với nghề nông lâm nghiệp), nhà nội trú và một số hạng mục liên quan. Tại các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên cấp huyện thiết bị dạy nghề được đầu tư đã cơ bản đáp ứng đủ so với yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo hiện tại, số lượng các phòng học, nhà xưởng thực hành còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu.
Tại các trường mới về ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý, cơ sở vật chất các nhà trường cơ bản đáp ứng và từng bước được đầu tư song so với yêu cầu đào tạo thì còn thiếu thốn, cơ sở vật chất của một số phòng học đã xuống cấp, một số trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của thực tế đào tạo do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp. Những năm gần đây, quy mô đào tạo của các trường thấp do công tác tuyển sinh của các trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng. Cơ cấu trình độ đào tạo chưa cân đối, đào tạo trung cấp, cao đẳng của các trường chiếm tỷ lệ thấp so với quy mô đào tạo toàn tỉnh; ngành nghề đào tạo chưa đa dạng. Hoạt động liên kết, liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh còn ít....
Để thực hiện tốt hơn công tác giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho LĐNT, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp cần Quan tâm chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thuộc diện thu hút đầu tư có đào tạo và tuyển dụng nhiều lao động địa phương vào làm việc như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ. Tăng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT nhằm tăng số LĐNT được hỗ trợ học nghề hàng năm, đặc biệt là số LĐNT được đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp để tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Bố trí kinh phí để hỗ trợ đào tạo chuyển đổi một số giáo viên dạy văn hóa tại các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện.