Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội (LĐTBXH), những năm qua, Phòng LĐTBXH huyện Trấn Yên luôn chủ động tham mưu với UBND huyện về công tác lao động việc làm, dạy nghề, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội… đảm bảo theo quy định của Nhà nước.
Thủ tục trợ cấp cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại phòng giải quyết LĐTBXH Trấn Yên đã được nhanh gọn, tiện lợi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Phòng đã tham mưu với huyện về kế hoạch đào tạo nghề; đánh giá chất lượng lao động trên địa bàn và công tác đào tạo nghề. Hàng năm, huyện có gần 2.000 người được đào tạo nghề, trong đó đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ là trên 500 người và xã hội hóa đào tạo trên 1.000 người.
Qua đào tạo nghề, hàng năm đã tạo điều kiện cho trên 2.000 lao động có việc làm mới với 3 hình thức như: tạo việc làm tại địa phương, đi làm việc tại các địa phương khác và xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn. Để tăng cường vấn đề việc làm cho người lao động, Phòng đã thường xuyên phối hợp với các chính quyền địa phương thông báo về thị trường lao động, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở các xã: Y Can, Quy Mông, Vân Hội, Hưng Khánh, Việt Hồng, Việt Cường, Hồng Ca… Từ giới thiệu việc làm, với sự tham gia của các doanh nghiệp, đã tạo sự gắn kết nhu cầu của đơn vị tuyển dụng với người lao động, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Thực hiện các chính sách với người có công, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Phòng và hàng năm, Phòng thực hiện chi trả chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng số tiền trên 30 tỷ đồng. Việc thẩm định và chi trả kịp thời các chế độ: hồ sơ tuất bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được trợ cấp hàng tháng, người thờ cúng liệt sỹ, đối tượng được mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, người có công và thân nhân điều dưỡng, thăm viếng, di chuyển mộ liệt sỹ, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, hộ nghèo có người mù khó khăn về nhà ở…
Cùng với đó là việc lập danh sách đề nghị cấp kinh phí điều dưỡng cho người có công với cách mạng, trợ cấp khó khăn đột xuất do ốm đau, bệnh tật, người có công tham gia đề án chăn nuôi trâu, bò…
Bà Đỗ Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng LĐTBXH huyện cho biết: “Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, chúng tôi luôn cập nhật những văn bản của Bộ, của Sở LĐTBXH trong thực hiện các chế độ chính sách, đặc biệt là đối với người có công với cách mạng. Hàng năm, huyện tổ chức vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được trên 100 triệu đồng. Số tiền trên đã hỗ trợ gia đình người có công xây dựng, sửa chữa nhà ở, tiếp nhận hài cốt liệt sỹ và thăm hỏi gia đình người có công vào dịp tết Nguyên đán, Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7. Tất cả các khoản chi phí đều đảm bảo đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước”.
Một số lĩnh vực công tác khác như: bảo trợ xã hội, thăm và tặng quà chúc thọ, mừng thọ đối với người cao tuổi của Chủ tịch nước; hoạt động trợ cấp gạo cho các hộ thiếu đói vào dịp tết Nguyên đán và giáp hạt tháng 5 cho gần 500 hộ; cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho trên 47.000 người thuộc các nhóm đối tượng: người có công với cách mạng, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, cựu chiến binh, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi…
Hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với nhiều nội dung hoạt động như: nâng cao năng lực phát hiện sớm trẻ em khuyết tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… đã góp phần giúp cho nhiều gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thời gian tới, Phòng LĐTBXH huyện Trấn Yên đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm: chủ động tham mưu các văn bản mới được ban hành tới các ngành chức năng và các địa phương; thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành đảm bảo đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội (LĐTBXH), những năm qua, Phòng LĐTBXH huyện Trấn Yên luôn chủ động tham mưu với UBND huyện về công tác lao động việc làm, dạy nghề, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội… đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Phòng đã tham mưu với huyện về kế hoạch đào tạo nghề; đánh giá chất lượng lao động trên địa bàn và công tác đào tạo nghề. Hàng năm, huyện có gần 2.000 người được đào tạo nghề, trong đó đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Chính phủ là trên 500 người và xã hội hóa đào tạo trên 1.000 người.
Qua đào tạo nghề, hàng năm đã tạo điều kiện cho trên 2.000 lao động có việc làm mới với 3 hình thức như: tạo việc làm tại địa phương, đi làm việc tại các địa phương khác và xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn. Để tăng cường vấn đề việc làm cho người lao động, Phòng đã thường xuyên phối hợp với các chính quyền địa phương thông báo về thị trường lao động, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở các xã: Y Can, Quy Mông, Vân Hội, Hưng Khánh, Việt Hồng, Việt Cường, Hồng Ca… Từ giới thiệu việc làm, với sự tham gia của các doanh nghiệp, đã tạo sự gắn kết nhu cầu của đơn vị tuyển dụng với người lao động, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Thực hiện các chính sách với người có công, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Phòng và hàng năm, Phòng thực hiện chi trả chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng số tiền trên 30 tỷ đồng. Việc thẩm định và chi trả kịp thời các chế độ: hồ sơ tuất bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được trợ cấp hàng tháng, người thờ cúng liệt sỹ, đối tượng được mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, người có công và thân nhân điều dưỡng, thăm viếng, di chuyển mộ liệt sỹ, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, hộ nghèo có người mù khó khăn về nhà ở…
Cùng với đó là việc lập danh sách đề nghị cấp kinh phí điều dưỡng cho người có công với cách mạng, trợ cấp khó khăn đột xuất do ốm đau, bệnh tật, người có công tham gia đề án chăn nuôi trâu, bò…
Bà Đỗ Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng LĐTBXH huyện cho biết: “Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, chúng tôi luôn cập nhật những văn bản của Bộ, của Sở LĐTBXH trong thực hiện các chế độ chính sách, đặc biệt là đối với người có công với cách mạng. Hàng năm, huyện tổ chức vận động đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được trên 100 triệu đồng. Số tiền trên đã hỗ trợ gia đình người có công xây dựng, sửa chữa nhà ở, tiếp nhận hài cốt liệt sỹ và thăm hỏi gia đình người có công vào dịp tết Nguyên đán, Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7. Tất cả các khoản chi phí đều đảm bảo đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước”.
Một số lĩnh vực công tác khác như: bảo trợ xã hội, thăm và tặng quà chúc thọ, mừng thọ đối với người cao tuổi của Chủ tịch nước; hoạt động trợ cấp gạo cho các hộ thiếu đói vào dịp tết Nguyên đán và giáp hạt tháng 5 cho gần 500 hộ; cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho trên 47.000 người thuộc các nhóm đối tượng: người có công với cách mạng, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, cựu chiến binh, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi…
Hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với nhiều nội dung hoạt động như: nâng cao năng lực phát hiện sớm trẻ em khuyết tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… đã góp phần giúp cho nhiều gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, thời gian tới, Phòng LĐTBXH huyện Trấn Yên đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm: chủ động tham mưu các văn bản mới được ban hành tới các ngành chức năng và các địa phương; thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành đảm bảo đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước.