CTTĐT - Xác định các nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững, bên cạnh nguồn lực đầu tư của nhà nước, tỉnh Yên Bái đã tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, góp phần tạo chuyển biến trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế của người nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và các hộ nghèo.
Tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, các xã và các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong những năm qua, việc triển khai, thực hiện huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện các mục tiêu theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước xây dựng đồng bộ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn không ngừng tăng về số lượng và quy mô; dịch vụ, ngành nghề tại địa phương phát triển đa dạng, đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các nguồn lực tại địa phương được huy động và khai thác hợp lý, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Giai đoạn 2016 - 2019, tổng vốn huy động từ các chương trình, dự án chính sách lồng ghép thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 3.271.795 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.348.485 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 1.923.310 triệu đồng, chia ra: Nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 682.799 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 461.930 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 220.869 triệu đồng); Nguồn vốn huy động lồng ghép từ các chương trình, dự án, chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững 2.588.996 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 886.555 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 1.702.441 triệu đồng).
Tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, các xã và các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp và có sự tham gia giám sát của nhân dân; thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Qua việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; Lồng ghép từ các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn; tạo nguồn nội lực tại chỗ; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, hiệu quả, tiết kiệm và không thất thoát nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm đã giúp tỉnh tránh thất thoát không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội còn khó khăn do công tác tuyên truyền vận động chưa sâu rộng, chưa bám sát vào tình hình thực tế của các địa phương; nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về công tác giảm nghèo còn hạn chế; sự phối hợp của các cấp, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ. Xuất phát điểm kinh tế ở nhiều địa phương còn thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn dẫn đến chưa khuyến khích và thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp. Hơn nữa, việc huy động nguồn lực xã hội chưa đồng đều, còn phân tán nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng tới tiến trình giảm nghèo chung của tỉnh.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Yên Bái đề ra giải pháp thực hiện đa dạng hóa, huy động, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại nhà nước, tạo sự chủ động, phấn đấu vươn lên thoát nghèo; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng trong thời gian tới./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định các nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững, bên cạnh nguồn lực đầu tư của nhà nước, tỉnh Yên Bái đã tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, góp phần tạo chuyển biến trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế của người nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và các hộ nghèo. Trong những năm qua, việc triển khai, thực hiện huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện các mục tiêu theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng, kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước xây dựng đồng bộ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn không ngừng tăng về số lượng và quy mô; dịch vụ, ngành nghề tại địa phương phát triển đa dạng, đáp ứng yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các nguồn lực tại địa phương được huy động và khai thác hợp lý, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Giai đoạn 2016 - 2019, tổng vốn huy động từ các chương trình, dự án chính sách lồng ghép thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 3.271.795 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.348.485 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 1.923.310 triệu đồng, chia ra: Nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 682.799 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 461.930 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 220.869 triệu đồng); Nguồn vốn huy động lồng ghép từ các chương trình, dự án, chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững 2.588.996 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 886.555 triệu đồng; kinh phí sự nghiệp 1.702.441 triệu đồng).
Tỉnh đã tập trung nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, các xã và các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp và có sự tham gia giám sát của nhân dân; thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Qua việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; Lồng ghép từ các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn; tạo nguồn nội lực tại chỗ; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, hiệu quả, tiết kiệm và không thất thoát nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm đã giúp tỉnh tránh thất thoát không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội còn khó khăn do công tác tuyên truyền vận động chưa sâu rộng, chưa bám sát vào tình hình thực tế của các địa phương; nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về công tác giảm nghèo còn hạn chế; sự phối hợp của các cấp, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ. Xuất phát điểm kinh tế ở nhiều địa phương còn thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn dẫn đến chưa khuyến khích và thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp. Hơn nữa, việc huy động nguồn lực xã hội chưa đồng đều, còn phân tán nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng tới tiến trình giảm nghèo chung của tỉnh.
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Yên Bái đề ra giải pháp thực hiện đa dạng hóa, huy động, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, các tổ chức, doanh nghiệp để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại nhà nước, tạo sự chủ động, phấn đấu vươn lên thoát nghèo; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng trong thời gian tới./.