CTTĐT - Để triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững năm 2019 theo Kế hoạch số 131 của Tỉnh ủy, gắn với thực hiện Kế hoạch số 170 của Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện Chương trình số 144 của Tỉnh ủy và chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mù Cang Chải đã ban hành Kế hoạch số 183 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững năm 2019.
Mô hình nuôi dê sinh sản của người dân xã Mồ Dề.
Trên cơ sở huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, Mù Cang Chải đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo năm 2019 đạt 8,74%; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành được tỉnh giao phụ trách các xã tuyên truyền, vận động, giúp đỡ thêm 363 hộ nghèo của huyện thoát nghèo gắn với xây dựng 2 bản/ xã thực hiện điểm về XDNTM...
Ngay từ quý II/2019, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế tái nghèo. Tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập cho người dân; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin)...
Trong đó, Huyện ủy, UBND huyện đã chủ trì chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt để thực hiện giảm 1.065 hộ nghèo (tăng 91 hộ so với chỉ tiêu giao), tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo là 8,74% (tăng tỷ lệ giảm nghèo 0,74% so với kế hoạch).
Cùng với đó, tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh được phân công phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của huyện tuyên truyền, vận động, giúp đỡ thực hiện mục tiêu giảm 363 hộ nghèo (tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 2,98%), ngoài chỉ tiêu kế hoạch của huyện…
Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể cho Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn, các cơ quan của huyện được phân công phụ trách các xã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân về việc vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng "trông chờ ỷ lại" vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, nhằm nhanh chóng giúp các địa phương thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND huyện đã chủ trì chỉ đạo lồng ghép mọi nguồn lực, phân bổ, sử dụng nguồn lực hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt vận động xã hội hóa để bù đắp đối với các hộ nghèo còn thiếu về tư liệu sản xuất, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường…; triển khai tốt các chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo kế hoạch năm 2019.
Tập trung chỉ đạo và phối hợp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức và làm thay đổi ý thức của nhân dân trong việc chủ động thoát nghèo, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tạo thu nhập; định hướng cho cấp ủy, chính quyền xã hướng đi, bước đi, giải pháp trong lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế, tổ hợp tác, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.
Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm vận động, thực hiện xã hội hóa để ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ các hộ dân nghèo còn thiếu hụt về một số chỉ số cụ thể, như: hỗ trợ 172 chiếc ti vi; hỗ trợ làm nhà vệ sinh và lắp đặt 135 bộ bình nước nóng lạnh; hỗ trợ để 12 hộ có điện; hỗ trợ về nhà ở 125 hộ; hỗ trợ mua máy móc sản xuất nông nghiệp 52 hộ; hỗ trợ 15 hộ mua gia súc; hỗ trợ 5 hộ xây dựng công trình nước sạch...
Thông qua thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo bền vững, huyện Mù Cang Chải đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân về mục tiêu giảm nghèo bền vững, gắn với XDNTM, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo và XDNTM; thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” theo tinh thần Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, chú trọng triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo theo hướng cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo (giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin) với 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều, tiến hành rà soát, xây dựng các giải pháp tác động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tập trung hỗ trợ các chiều thiếu hụt, từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo…
Thực hiện phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, thương mại dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản, có giá trị hàng hóa và có hiệu quả cao; tập trung phát triển hệ thống dịch vụ có nhiều lợi thế, có thị trường tiêu thụ ở nông thôn gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động giúp nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho người dân…
Để triển khai đồng bộ Kế hoạch 183 với mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mù Cang Chải đã huy động lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh gắn với đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực với tổng nguồn vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2019 là 266.694 triệu đồng. Trong đó, vốn Trung ương 122.125 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 112.699 triệu đồng, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 26.500 triệu đồng, vốn huy động hợp pháp khác 5.370 triệu đồng...; Tập trung rà soát và huy động tổng lực các nguồn lực trong nhân dân và tranh thủ tối đa sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ngành được tỉnh phân công phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của huyện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và XDNTM; phân bổ và thực hiện lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao, các nguồn lực xã hội hóa, các nguồn lực huy động trong nhân dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và tập trung cho xây dựng điểm các thôn, bản NTM, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, đưa điện lưới về bản, nhà ở. Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, theo phương thức sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng thương hiệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng được từ 1-2 sản phẩm hàng hóa vùng miền và một số nhiệm vụ khác...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững năm 2019 theo Kế hoạch số 131 của Tỉnh ủy, gắn với thực hiện Kế hoạch số 170 của Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện Chương trình số 144 của Tỉnh ủy và chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mù Cang Chải đã ban hành Kế hoạch số 183 nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững năm 2019.Trên cơ sở huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, Mù Cang Chải đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo năm 2019 đạt 8,74%; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành được tỉnh giao phụ trách các xã tuyên truyền, vận động, giúp đỡ thêm 363 hộ nghèo của huyện thoát nghèo gắn với xây dựng 2 bản/ xã thực hiện điểm về XDNTM...
Ngay từ quý II/2019, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế tái nghèo. Tập trung đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập cho người dân; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin)...
Trong đó, Huyện ủy, UBND huyện đã chủ trì chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt để thực hiện giảm 1.065 hộ nghèo (tăng 91 hộ so với chỉ tiêu giao), tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo là 8,74% (tăng tỷ lệ giảm nghèo 0,74% so với kế hoạch).
Cùng với đó, tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh được phân công phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của huyện tuyên truyền, vận động, giúp đỡ thực hiện mục tiêu giảm 363 hộ nghèo (tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo 2,98%), ngoài chỉ tiêu kế hoạch của huyện…
Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể cho Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn, các cơ quan của huyện được phân công phụ trách các xã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân về việc vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ tư tưởng "trông chờ ỷ lại" vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, nhằm nhanh chóng giúp các địa phương thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND huyện đã chủ trì chỉ đạo lồng ghép mọi nguồn lực, phân bổ, sử dụng nguồn lực hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt vận động xã hội hóa để bù đắp đối với các hộ nghèo còn thiếu về tư liệu sản xuất, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường…; triển khai tốt các chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo kế hoạch năm 2019.
Tập trung chỉ đạo và phối hợp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức và làm thay đổi ý thức của nhân dân trong việc chủ động thoát nghèo, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tạo thu nhập; định hướng cho cấp ủy, chính quyền xã hướng đi, bước đi, giải pháp trong lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế, tổ hợp tác, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.
Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm vận động, thực hiện xã hội hóa để ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ các hộ dân nghèo còn thiếu hụt về một số chỉ số cụ thể, như: hỗ trợ 172 chiếc ti vi; hỗ trợ làm nhà vệ sinh và lắp đặt 135 bộ bình nước nóng lạnh; hỗ trợ để 12 hộ có điện; hỗ trợ về nhà ở 125 hộ; hỗ trợ mua máy móc sản xuất nông nghiệp 52 hộ; hỗ trợ 15 hộ mua gia súc; hỗ trợ 5 hộ xây dựng công trình nước sạch...
Thông qua thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo bền vững, huyện Mù Cang Chải đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và nhân dân về mục tiêu giảm nghèo bền vững, gắn với XDNTM, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo và XDNTM; thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” theo tinh thần Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, chú trọng triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo theo hướng cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo (giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin) với 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều, tiến hành rà soát, xây dựng các giải pháp tác động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, tập trung hỗ trợ các chiều thiếu hụt, từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo…
Thực hiện phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, thương mại dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản, có giá trị hàng hóa và có hiệu quả cao; tập trung phát triển hệ thống dịch vụ có nhiều lợi thế, có thị trường tiêu thụ ở nông thôn gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động giúp nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho người dân…
Để triển khai đồng bộ Kế hoạch 183 với mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mù Cang Chải đã huy động lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh gắn với đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực với tổng nguồn vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2019 là 266.694 triệu đồng. Trong đó, vốn Trung ương 122.125 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 112.699 triệu đồng, vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 26.500 triệu đồng, vốn huy động hợp pháp khác 5.370 triệu đồng...; Tập trung rà soát và huy động tổng lực các nguồn lực trong nhân dân và tranh thủ tối đa sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ngành được tỉnh phân công phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn của huyện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và XDNTM; phân bổ và thực hiện lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao, các nguồn lực xã hội hóa, các nguồn lực huy động trong nhân dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và tập trung cho xây dựng điểm các thôn, bản NTM, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, đưa điện lưới về bản, nhà ở. Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, theo phương thức sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng thương hiệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng được từ 1-2 sản phẩm hàng hóa vùng miền và một số nhiệm vụ khác...