CTTĐT - Từ sau khi chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp tại Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể do có sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giữ rừng và trồng rừng.
Chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái
Theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng của chương trình này là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng khó khăn, đời sống gặp nhiều khó khăn, có trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu sống trên các lán trại, nương rẫy, việc thực hiện cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn, giúp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Từ sau khi chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp tại Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể do có sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giữ rừng và trồng rừng. Diện tích rừng ngày càng được phục hồi. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Năm 2008 tổng diện tích đất có rừng là 400.219 ha đến năm 2017 tăng lên 462.527,2 ha. Tỷ lệ che phủ rừng là năm 2008 là 56,3% năm 2017 là 62,8%.
Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất lâm nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, đến năm 2018, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 688.767,3 ha. Trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 469.857 ha, chiếm 68,2% tổng diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất có rừng (bao gồm rừng trồng chưa thành rừng) là 462.527,21 ha; trong đó: Diện tích rừng tính độ che phủ là 432.381,24 ha; Diện tích rừng trồng chưa thành rừng là 30.145,97 ha. Độ che phủ toàn tỉnh đạt 62,8%.
Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, năm 2017, các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ 203.434,4 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức giao khoán bảo vệ và khoanh nuôi được 147.990,8 ha rừng phòng hộ, đặc dụng (Rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng 127.634,5 ha; rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 20.356,3 ha. Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được bảo vệ tốt.
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ, phát triển rừng và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 được coi là bước tiến mới, cải thiện sinh kế, xóa đói, giảm nghèo cho các hộ gia đình thuộc diện khó khăn, đặc biệt với đồng bào dân tộc miền núi. Nghị định có nhiều ưu đãi đối với người dân được cụ thể hóa bằng các nội dung liên quan đến cả 5 hoạt động sản xuất lâm nghiệp: Bảo vệ rừng; trồng rừng mới; khoanh nuôi tái sinh; trồng cây lâm sản ngoài gỗ và gắn với chăn nuôi. Theo đó, Nghị định tiếp tục khẳng định chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, giúp chính quyền các địa phương và người dân vừa phát triển kinh tế hộ gia đình vừa bảo đảm trách nhiệm quản lý tài nguyên rừng.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời với những bước đi mới được đánh giá là khắc phục triệt để những hạn chế của các chính sách trước đó. Người dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm và được hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Ngoài ra, Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện tính linh hoạt thông qua chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cùng với trợ cấp gạo cho hộ gia đình trồng rừng thay thế nương rẫy. Chính sách tín dụng được quy định trong Nghị định cũng rất phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương nghèo. Cụ thể, ngoài số tiền được hỗ trợ để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ hay phát triển chăn nuôi, hộ gia đình được ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại và được hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại đó.
Chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân các địa phương vùng trung du, miền núi, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thông qua giao đất, giao rừng; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ trợ bảo vệ rừng tại cấp xã, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ về điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái…); sản xuất nông lâm kết hợp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Một số địa phương của tỉnh đã xuất hiện những mô hình liên kết tự nguyện giữa những người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ; thí điểm mô hình đồng quản lý rừng có sự tham gia của người dân sống trong và gần rừng và chia sẻ lợi ích, thông qua các chương trình hỗ trợ các huyện nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chương trình “Xóa đói, giảm nghèo” tại Yên Bái./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ sau khi chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp tại Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể do có sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giữ rừng và trồng rừng. Theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng của chương trình này là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng khó khăn, đời sống gặp nhiều khó khăn, có trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu sống trên các lán trại, nương rẫy, việc thực hiện cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn, giúp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Từ sau khi chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành, hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp tại Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể do có sự đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giữ rừng và trồng rừng. Diện tích rừng ngày càng được phục hồi. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Năm 2008 tổng diện tích đất có rừng là 400.219 ha đến năm 2017 tăng lên 462.527,2 ha. Tỷ lệ che phủ rừng là năm 2008 là 56,3% năm 2017 là 62,8%.
Tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất lâm nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, đến năm 2018, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 688.767,3 ha. Trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 469.857 ha, chiếm 68,2% tổng diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất có rừng (bao gồm rừng trồng chưa thành rừng) là 462.527,21 ha; trong đó: Diện tích rừng tính độ che phủ là 432.381,24 ha; Diện tích rừng trồng chưa thành rừng là 30.145,97 ha. Độ che phủ toàn tỉnh đạt 62,8%.
Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, năm 2017, các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ 203.434,4 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức giao khoán bảo vệ và khoanh nuôi được 147.990,8 ha rừng phòng hộ, đặc dụng (Rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng 127.634,5 ha; rừng trồng phòng hộ, đặc dụng 20.356,3 ha. Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được bảo vệ tốt.
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ, phát triển rừng và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 được coi là bước tiến mới, cải thiện sinh kế, xóa đói, giảm nghèo cho các hộ gia đình thuộc diện khó khăn, đặc biệt với đồng bào dân tộc miền núi. Nghị định có nhiều ưu đãi đối với người dân được cụ thể hóa bằng các nội dung liên quan đến cả 5 hoạt động sản xuất lâm nghiệp: Bảo vệ rừng; trồng rừng mới; khoanh nuôi tái sinh; trồng cây lâm sản ngoài gỗ và gắn với chăn nuôi. Theo đó, Nghị định tiếp tục khẳng định chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, giúp chính quyền các địa phương và người dân vừa phát triển kinh tế hộ gia đình vừa bảo đảm trách nhiệm quản lý tài nguyên rừng.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời với những bước đi mới được đánh giá là khắc phục triệt để những hạn chế của các chính sách trước đó. Người dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm và được hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Ngoài ra, Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện tính linh hoạt thông qua chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cùng với trợ cấp gạo cho hộ gia đình trồng rừng thay thế nương rẫy. Chính sách tín dụng được quy định trong Nghị định cũng rất phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương nghèo. Cụ thể, ngoài số tiền được hỗ trợ để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ hay phát triển chăn nuôi, hộ gia đình được ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại và được hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại đó.
Chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân các địa phương vùng trung du, miền núi, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thông qua giao đất, giao rừng; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ trợ bảo vệ rừng tại cấp xã, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (dịch vụ về điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái…); sản xuất nông lâm kết hợp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Một số địa phương của tỉnh đã xuất hiện những mô hình liên kết tự nguyện giữa những người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ; thí điểm mô hình đồng quản lý rừng có sự tham gia của người dân sống trong và gần rừng và chia sẻ lợi ích, thông qua các chương trình hỗ trợ các huyện nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chương trình “Xóa đói, giảm nghèo” tại Yên Bái./.