CTTĐT - Mặc dù chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng chung tay, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị giúp công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững thực sự có hiệu quả và chất lượng.
Người dân xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2019
Hiện nay, hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc và miền núi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn sống dựa vào rừng, một số nơi rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục của đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ… các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, không thu hút được sự quan tâm của đồng bào. Chỉ một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đàn ông và thanh niên trẻ có thể hiểu được các điều quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người được nhận sổ đỏ đối với diện tích đất, rừng được giao.Vì vậy, dẫn tới nhận thức chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, gặp khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Định mức hỗ trợ người dân bảo vệ rừng hiện nay vẫn đang ở mức thấp thấp. Mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng trung bình là 400 nghìn đồng/ha/năm. Bắt đầu từ năm 2010, bên cạnh khoản tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, những người tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, người dân được phép thu hái một số lâm sản phụ, lâm sản ngoài gỗ và lâm sản tỉa thưa trong giới hạn quy định. Với mức hỗ trợ từ 200.000 - 400.000 đồng/ha/năm, mỗi hộ gia đình khi nhận khoán rừng có thể thu được tối đa 12 triệu đồng từ khoán bảo vệ rừng, chưa kể nguồn thu từ lâm sản phụ và lâm sản ngoài gỗ. Trong khi đó, theo thống kê tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn quốc, hiện quỹ đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý là gần 2,3 triệu ha, nếu chia cho 22 triệu người dân tộc thiểu số đang sinh sống thì được khoảng 1,2 ha/người. Với mức khoán như hiện nay mỗi năm mức hưởng lợi từ rừng của người dân cao nhất cũng chỉ đạt khoảng ba đến bốn triệu đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng. Luật vẫn đang thiếu quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả. Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng thấp nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển khai rộng rãi, thường xuyên đến người dân nên họ chưa thực sự có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc xác định những nguyên nhân, khó khăn và đề xuất các giải pháp chi tiết, cụ thể sẽ giúp tỉnh Yên Bái tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc và thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp hiệu quả:
Giải pháp trong chính sách bảo vệ rừng:
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là gần 60%, cao gấp gần ba lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, và gấp năm lần tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số. Cá biệt có một số dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo tới 90%. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập từ rừng chỉ chiếm khoảng 8,5%, do vậy người dân chưa thể dựa vào rừng để sống. Vì vậy, cần có giải pháp về hỗ trợ phát triển sinh kế: Tổ chức đánh giá, lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp có năng lực đầu tư trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản; khuyến khích sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh nghiệm bản địa,…; rà soát, bổ sung xây dựng hương ước sát thực với từng cộng đồng để bảo vệ rừng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân; hỗ trợ vốn, thông tin thị trường…; thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Trong công tác bảo vệ rừng, phục hồi rừng cũng có vai trò không nhỏ của đồng bào dân tộc thiểu số, những người trực tiếp tham gia trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp. Những chủ rừng, người dân, hộ dân, những tổ chức, đơn vị được nhà nước giao đất trồng rừng phải có trách nhiệm, gắn với đó là chính sách bảo vệ, phát triển. Hàng năm, cần có kế hoạch trồng bao nhiêu hecta rừng, xác định cụ thể, trồng chỗ nào, giao cho chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trồng rừng, giám sát. Việc cần thiết là chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải cụ thể, rõ ràng để người dân ở rừng sống được nhờ rừng, không phá rừng thì công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng mới thực sự đạt hiệu quả.
Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:
Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Giải pháp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền đối với các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây vừa là vấn đề nguyên tắc vừa là khâu then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ rừng. Cấp uỷ Đảng, chính quyền cần xây dựng kế hoạch cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong mỗi hoạt động của địa phương, hình thành hệ thống chân rết tại các cụm dân cư, thôn, bản.
Thứ hai, trong công tác thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng nói riêng, cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên bám sát cơ sở chính quyền để lồng ghép đăng ký thời lượng cho mình tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng ở cơ sở, tuyên truyền phổ biến pháp luật phải gắn với phong tục tập quán thôn, bản, với đời sống của nhân dân.
Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực của cộng đồng đặc biệt là người dân miền núi, chú ý đến phong tục, tập quán, tri thức bản địa của người dân tộc. Cụ thể, tổ chức cho 100% các hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Điều chỉnh nội dung các quy ước, hương ước liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp nhằm răn đe, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng chung tay, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị giúp công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững thực sự có hiệu quả và chất lượng. Hiện nay, hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc và miền núi gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn sống dựa vào rừng, một số nơi rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không thông thạo tiếng phổ thông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục của đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ… các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, không thu hút được sự quan tâm của đồng bào. Chỉ một bộ phận nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đàn ông và thanh niên trẻ có thể hiểu được các điều quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người được nhận sổ đỏ đối với diện tích đất, rừng được giao.Vì vậy, dẫn tới nhận thức chưa đầy đủ về chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, gặp khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Định mức hỗ trợ người dân bảo vệ rừng hiện nay vẫn đang ở mức thấp thấp. Mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng trung bình là 400 nghìn đồng/ha/năm. Bắt đầu từ năm 2010, bên cạnh khoản tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, những người tham gia khoán bảo vệ rừng được nhận thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, người dân được phép thu hái một số lâm sản phụ, lâm sản ngoài gỗ và lâm sản tỉa thưa trong giới hạn quy định. Với mức hỗ trợ từ 200.000 - 400.000 đồng/ha/năm, mỗi hộ gia đình khi nhận khoán rừng có thể thu được tối đa 12 triệu đồng từ khoán bảo vệ rừng, chưa kể nguồn thu từ lâm sản phụ và lâm sản ngoài gỗ. Trong khi đó, theo thống kê tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện trạng rừng toàn quốc, hiện quỹ đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý là gần 2,3 triệu ha, nếu chia cho 22 triệu người dân tộc thiểu số đang sinh sống thì được khoảng 1,2 ha/người. Với mức khoán như hiện nay mỗi năm mức hưởng lợi từ rừng của người dân cao nhất cũng chỉ đạt khoảng ba đến bốn triệu đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng và xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế, nguồn lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp người dân yên tâm bảo vệ và phát triển rừng và sống được bằng nghề rừng. Luật vẫn đang thiếu quy định về vai trò bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả. Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng thấp nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển khai rộng rãi, thường xuyên đến người dân nên họ chưa thực sự có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc xác định những nguyên nhân, khó khăn và đề xuất các giải pháp chi tiết, cụ thể sẽ giúp tỉnh Yên Bái tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc và thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp hiệu quả:
Giải pháp trong chính sách bảo vệ rừng:
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là gần 60%, cao gấp gần ba lần tỷ lệ nghèo chung của cả nước, và gấp năm lần tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số. Cá biệt có một số dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo tới 90%. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập từ rừng chỉ chiếm khoảng 8,5%, do vậy người dân chưa thể dựa vào rừng để sống. Vì vậy, cần có giải pháp về hỗ trợ phát triển sinh kế: Tổ chức đánh giá, lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp có năng lực đầu tư trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản; khuyến khích sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh nghiệm bản địa,…; rà soát, bổ sung xây dựng hương ước sát thực với từng cộng đồng để bảo vệ rừng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân; hỗ trợ vốn, thông tin thị trường…; thường xuyên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Trong công tác bảo vệ rừng, phục hồi rừng cũng có vai trò không nhỏ của đồng bào dân tộc thiểu số, những người trực tiếp tham gia trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp. Những chủ rừng, người dân, hộ dân, những tổ chức, đơn vị được nhà nước giao đất trồng rừng phải có trách nhiệm, gắn với đó là chính sách bảo vệ, phát triển. Hàng năm, cần có kế hoạch trồng bao nhiêu hecta rừng, xác định cụ thể, trồng chỗ nào, giao cho chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trồng rừng, giám sát. Việc cần thiết là chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải cụ thể, rõ ràng để người dân ở rừng sống được nhờ rừng, không phá rừng thì công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng mới thực sự đạt hiệu quả.
Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:
Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Giải pháp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền đối với các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây vừa là vấn đề nguyên tắc vừa là khâu then chốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ rừng. Cấp uỷ Đảng, chính quyền cần xây dựng kế hoạch cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong mỗi hoạt động của địa phương, hình thành hệ thống chân rết tại các cụm dân cư, thôn, bản.
Thứ hai, trong công tác thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý bảo vệ rừng nói riêng, cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên bám sát cơ sở chính quyền để lồng ghép đăng ký thời lượng cho mình tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng ở cơ sở, tuyên truyền phổ biến pháp luật phải gắn với phong tục tập quán thôn, bản, với đời sống của nhân dân.
Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực của cộng đồng đặc biệt là người dân miền núi, chú ý đến phong tục, tập quán, tri thức bản địa của người dân tộc. Cụ thể, tổ chức cho 100% các hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Điều chỉnh nội dung các quy ước, hương ước liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp nhằm răn đe, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư./.