CTTĐT - Giai đoạn 2012 - 2018, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp huyện thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, đời sống tinh thần, vật chất và kiến thức pháp luật của người dân được nâng cao đáng kể, góp phân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.
Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải
Yên Bái có 09 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 07 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 51,59% tổng số xã của tỉnh, có 02 huyện vùng cao là huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Số xã thuộc khu vực II là 68 xã, chiếm 43,31%; số xã thuộc khu vực I là 31 xã; số thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III là 652 thôn, chiếm 28,29% số thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II là 177 thôn, chiếm 7,68% tổng số thôn của toàn tỉnh.
Đến cuối năm 2018 số hộ nghèo toàn tỉnh còn 37.634 hộ, chiếm tỷ lệ 17,68%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30.581 hộ, chiếm tỷ lệ 81,26% trong tổng số hộ nghèo. Lực lượng lao động toàn tỉnh hiện nay là 476.022 người, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị: 95.204 người, khu vực nông thôn: 380.818 người.
Để góp phần đạt được kết quả trên và để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2018, đồng thời căn cứ nhiệm vụ được giao về giảm nghèo, Sở Tư pháp đã tích cực chủ động chỉ đạo các phòng, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ như: Xây dựng và trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình liên quan đến công tác giảm nghèo; tổ chức các hội nghị triển khai luật, tập huấn kiến thức pháp luật, hòa giải cho cán bộ và người dân tại các huyện nghèo; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (trợ giúp pháp luật lưu động, tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng),…
Cụ thể, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện trên sóng phát thanh 48 chuyên mục; trên sóng truyền hình 12 chuyên mục với hình thức phóng sự ghi hình tại cơ sở và phỏng vấn lãnh đạo các sở, ngành về một số nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật An ninh mạng …; trên cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái:Thực hiện 14 tin bài trên chuyên trang “Phổ biến pháp luật” đăng tải các văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỏi đáp pháp luật…; trên Website Sở Tư pháp: Biên soạn và đăng tải 40 tin, bài, ảnh về thông tin pháp luật mới của Trung ương, của tỉnh và các tin, bài, ảnh về hoạt động của ngành.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cuộc họp, hội nghị của các cơ quan, đơn vị, các cụm dân cư, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống dân trí thấp. Từ đó nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về công tác về phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người, sự cảnh giác của cộng đồng và người dân về thủ đoạn của bọn tội phạm nhằm ngăn chặn, giảm dần các tội phạm liên quan đến về phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người qua đó góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Tham gia Báo cáo viên tại hội nghị phổ biến pháp luật phường Hồng Hà, phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu thành phố Yên Bái; hội nghị triển khai Bộ luật Hình sự, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước tại huyện Mù Cang Chải, huyện Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật:180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đều được trang bị Tủ sách pháp luật. Các Tủ sách pháp luật được xây dựng theo mẫu chung thống nhất của Bộ Tư pháp. Mỗi Tủ sách bình quân trên 100 đầu sách, hàng năm đều được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và các cấp chính quyền quan tâm trang bị bổ sung các loại sách, báo, tài liệu, các đầu sách pháp luật chủ yếu là các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp luật mới ban hành. Tủ sách pháp luật đều được đặt ở vị trí thuận tiện phục vụ cho việc khai thác, sử dụng của cán bộ và nhân dân. Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng chính phủ quy định về quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật, các cơ quan, đơn vị, trường học, một số nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng các xã, phường, thị trấn bằng các nguồn kinh phí đều tự trang bị Tủ sách pháp luật phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua việc phát hành các tài liệu tuyên truyền: Bên cạnh đó, công tác phổ biến GDPL còn được Sở Tư pháp thực hiện có hiệu quả thông qua việc phát hành các loại tài liệu tuyên truyền, Sở Tư pháp đã biên soạn và phát hành 06 số Bản tin Tư pháp với số lượng 6.000 cuốn (trong đó có 02 số Bản tin Tư pháp số chuyên đề về Bộ luật Dân sự - Bộ luật Hình sự; Luật Khiếu nại - Luật Tố cáo). Biên soạn và phát hành 21 tờ rời pháp luật về đất đai, ma túy, an toàn giao thông, Hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự, tố cáo, hộ tịch, trẻ em…với số lượng 21.100 tờ. Biên soạn và xây dựng tình huống pháp luật về ma túy, HIV/AIDS và pháp luật về an toàn giao thông.
Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua hình thức tổ chức hội nghị tập huấn: 01 Hội nghị Báo cáo viên pháp luật và 01 hội nghị triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, pháp chế sở ngành, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; Tổ chức 34 hội nghị, cuộc tuyên truyền điểm tại cơ sở với trên 14.600 người tham dự, gồm: 01 cuộc tuyên truyền pháp luật tại trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Khao Mang huyện Mù Cang Chải; 33 hội nghị tuyên truyền điểm tại các xã Mường Lai, An Lạc, Vĩnh Lạc huyện Lục Yên; các xã An Thịnh, An Bình, Châu Quế Hạ, Xuân Ái huyện Văn Yên; tại xã Bảo Ái và xã Mông Sơn, xã Yên Bình, xã Xuân Lai, xã Yên Thành huyện Yên Bình; tại các xã Chế Cu Nha, Khao Mang và huyện Đoàn Mù Cang Chải; xã Nghĩa Tâm, Sơn Thịnh huyện Văn Chấn; xã Nghĩa Lợi, phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ; xã Bản Mù, xã Xà Hồ, xã Bản Công huyện Trạm Tấu...
Nhiều hoạt động truyền thông giảm nghèo đã được triển khai thực hiện như: Xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 2.690 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 66.250 tờ rời tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; toàn tỉnh hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, đời sống tinh thần, vật chất và kiến thức pháp luật của người dân được nâng cao đáng kể, góp phân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2012 - 2018, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp huyện thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, đời sống tinh thần, vật chất và kiến thức pháp luật của người dân được nâng cao đáng kể, góp phân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.Yên Bái có 09 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 07 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn); trong đó có 81 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 51,59% tổng số xã của tỉnh, có 02 huyện vùng cao là huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Số xã thuộc khu vực II là 68 xã, chiếm 43,31%; số xã thuộc khu vực I là 31 xã; số thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III là 652 thôn, chiếm 28,29% số thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II là 177 thôn, chiếm 7,68% tổng số thôn của toàn tỉnh.
Đến cuối năm 2018 số hộ nghèo toàn tỉnh còn 37.634 hộ, chiếm tỷ lệ 17,68%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30.581 hộ, chiếm tỷ lệ 81,26% trong tổng số hộ nghèo. Lực lượng lao động toàn tỉnh hiện nay là 476.022 người, trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị: 95.204 người, khu vực nông thôn: 380.818 người.
Để góp phần đạt được kết quả trên và để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2018, đồng thời căn cứ nhiệm vụ được giao về giảm nghèo, Sở Tư pháp đã tích cực chủ động chỉ đạo các phòng, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ như: Xây dựng và trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình liên quan đến công tác giảm nghèo; tổ chức các hội nghị triển khai luật, tập huấn kiến thức pháp luật, hòa giải cho cán bộ và người dân tại các huyện nghèo; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (trợ giúp pháp luật lưu động, tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng),…
Cụ thể, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện trên sóng phát thanh 48 chuyên mục; trên sóng truyền hình 12 chuyên mục với hình thức phóng sự ghi hình tại cơ sở và phỏng vấn lãnh đạo các sở, ngành về một số nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật An ninh mạng …; trên cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái:Thực hiện 14 tin bài trên chuyên trang “Phổ biến pháp luật” đăng tải các văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỏi đáp pháp luật…; trên Website Sở Tư pháp: Biên soạn và đăng tải 40 tin, bài, ảnh về thông tin pháp luật mới của Trung ương, của tỉnh và các tin, bài, ảnh về hoạt động của ngành.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cuộc họp, hội nghị của các cơ quan, đơn vị, các cụm dân cư, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống dân trí thấp. Từ đó nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về công tác về phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người, sự cảnh giác của cộng đồng và người dân về thủ đoạn của bọn tội phạm nhằm ngăn chặn, giảm dần các tội phạm liên quan đến về phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người qua đó góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Tham gia Báo cáo viên tại hội nghị phổ biến pháp luật phường Hồng Hà, phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu thành phố Yên Bái; hội nghị triển khai Bộ luật Hình sự, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước tại huyện Mù Cang Chải, huyện Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật:180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đều được trang bị Tủ sách pháp luật. Các Tủ sách pháp luật được xây dựng theo mẫu chung thống nhất của Bộ Tư pháp. Mỗi Tủ sách bình quân trên 100 đầu sách, hàng năm đều được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và các cấp chính quyền quan tâm trang bị bổ sung các loại sách, báo, tài liệu, các đầu sách pháp luật chủ yếu là các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp luật mới ban hành. Tủ sách pháp luật đều được đặt ở vị trí thuận tiện phục vụ cho việc khai thác, sử dụng của cán bộ và nhân dân. Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng chính phủ quy định về quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật, các cơ quan, đơn vị, trường học, một số nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng các xã, phường, thị trấn bằng các nguồn kinh phí đều tự trang bị Tủ sách pháp luật phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên.
Tuyên truyền, phổ biến thông qua việc phát hành các tài liệu tuyên truyền: Bên cạnh đó, công tác phổ biến GDPL còn được Sở Tư pháp thực hiện có hiệu quả thông qua việc phát hành các loại tài liệu tuyên truyền, Sở Tư pháp đã biên soạn và phát hành 06 số Bản tin Tư pháp với số lượng 6.000 cuốn (trong đó có 02 số Bản tin Tư pháp số chuyên đề về Bộ luật Dân sự - Bộ luật Hình sự; Luật Khiếu nại - Luật Tố cáo). Biên soạn và phát hành 21 tờ rời pháp luật về đất đai, ma túy, an toàn giao thông, Hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự, tố cáo, hộ tịch, trẻ em…với số lượng 21.100 tờ. Biên soạn và xây dựng tình huống pháp luật về ma túy, HIV/AIDS và pháp luật về an toàn giao thông.
Công tác tuyên truyền, phổ biến thông qua hình thức tổ chức hội nghị tập huấn: 01 Hội nghị Báo cáo viên pháp luật và 01 hội nghị triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, pháp chế sở ngành, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp; Tổ chức 34 hội nghị, cuộc tuyên truyền điểm tại cơ sở với trên 14.600 người tham dự, gồm: 01 cuộc tuyên truyền pháp luật tại trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Khao Mang huyện Mù Cang Chải; 33 hội nghị tuyên truyền điểm tại các xã Mường Lai, An Lạc, Vĩnh Lạc huyện Lục Yên; các xã An Thịnh, An Bình, Châu Quế Hạ, Xuân Ái huyện Văn Yên; tại xã Bảo Ái và xã Mông Sơn, xã Yên Bình, xã Xuân Lai, xã Yên Thành huyện Yên Bình; tại các xã Chế Cu Nha, Khao Mang và huyện Đoàn Mù Cang Chải; xã Nghĩa Tâm, Sơn Thịnh huyện Văn Chấn; xã Nghĩa Lợi, phường Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ; xã Bản Mù, xã Xà Hồ, xã Bản Công huyện Trạm Tấu...
Nhiều hoạt động truyền thông giảm nghèo đã được triển khai thực hiện như: Xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 2.690 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 66.250 tờ rời tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; toàn tỉnh hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, đời sống tinh thần, vật chất và kiến thức pháp luật của người dân được nâng cao đáng kể, góp phân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương./.