Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 24/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), hộ nghèo và đồng bào DTTS ở tỉnh Yên Bái có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời hơn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho đồng bào các dân tộc đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094ha rừng, 3.226ha chè, 408ha cây ăn quả, phát triển đàn gia súc gia cầm trên 66 nghìn con…
Thực hiện Chỉ thị số 40, các cấp ủy, chính quyền đã chuyển biến nhận thức rõ rệt về công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị mới của Đảng đến các Sở, ban ngành, các huyện ủy, thành ủy; đồng thời ban hành chương trình hành động, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40. UBND các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động hiệu quả như cấp đất xây dựng trụ sở làm việc; bố trí địa điểm rộng rãi, an toàn với trang thiết bị đầy đủ ở các xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh; ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung cho vay hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn.
Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách ở Yên Bái đạt 3.003 tỷ đồng, tăng 1.278 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Mặc dù còn là một trong những vùng miền nghèo nhất nước nhưng UBND tỉnh Yên Bái vẫn ưu tiên chuyển 12,4 tỷ đồng ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thông qua mạng lưới 2.378 Tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống 180 Điểm giao dịch xã, cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong 5 năm qua, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đánh nghèo tại chỗ”. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho đồng bào các dân tộc đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094ha rừng, 3.226ha chè, 408ha cây ăn quả, phát triển đàn gia súc gia cầm trên 66 nghìn con; mở rộng hàng chục nghìn m2 nhà xưởng sản xuất, làm mới 2.404 căn nhà cho hộ nghèo,… Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn 1.000 tỷ đồng đến các xã tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, bổ sung 524 tỷ đồng cho vay đối với 2 huyện nghèo 30a và các thôn bản ở vùng sâu, vùng cao thuộc vùng 3 - vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể, Hội Phụ nữ tỉnh đã cùng NHCSXH mở 600 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho gần 13 nghìn lượt hội viên. Đoàn thanh niên tỉnh Yên Bái tổ chức được 10 nghìn lượt tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn thể. Hội CCB các cấp đã làm tốt nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH về các khâu sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đạt hiệu quả, hoàn trả nợ, nộp lãi vay đúng quy định, nên nhiều năm liền không có tình trạng nợ quá hạn, lãi tồn đọng.
Chủ tịch UBND xã Nặm Khắt Thào A Páo cho biết, nhờ đồng vốn ưu đãi làm đòn bẩy nên tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 15,4% vào cuối năm 2018 và hiện toàn xã vừa về đích nông thôn mới trước kế hoạch.
Anh Thào A Phổng vốn là hộ nghèo ở bản Bào, xã Nậm Khắt kể rằng: “Nhờ vay vốn ưu đãi mà người Mông mình bỏ hẳn tập quán đốt nương rẫy, canh tác theo lối cũ “chọc lỗ tra hạt”, cũng không còn cảnh túng bấn, mà đã nuôi được bò béo, trồng được chè sạch, bán được giá, sửa sang nhà ở, sắm cả máy cày đất nữa đấy”.
Ngoài gia đình anh Thào A Phổng, trên vùng cao Mù Cang Chải, tại khắp vùng miền núi cửa ngõ Tây Bắc Yên Bái còn có hàng nghìn hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS nhờ nguồn vốn ưu đãi vươn lên thoát cảnh nghèo, làm ăn khá giả, điển hình là gia đình chị Mùa Thị Luyến ở xã Kim Nọi, huyện Trạm Tấu với 2ha chè sạch, đàn bò 12 con trị giá hàng trăm triệu đồng; hay trang trại nuôi thỏ của gia đình ông Vũ Huy Quang ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Phát huy kết quả đạt được NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40, tập trung huy động mọi nguồn lực, kiên trì hoạt động theo phương châm “tất cả vì người nghèo” và “không để đồng bào DTTS thiếu vốn sản xuất” mạnh dạn đổi mới phương thức đầu tư, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi Tây Bắc.
Ban Biên tập
Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 24/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), hộ nghèo và đồng bào DTTS ở tỉnh Yên Bái có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời hơn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của địa phương. Thực hiện Chỉ thị số 40, các cấp ủy, chính quyền đã chuyển biến nhận thức rõ rệt về công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị mới của Đảng đến các Sở, ban ngành, các huyện ủy, thành ủy; đồng thời ban hành chương trình hành động, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40. UBND các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động hiệu quả như cấp đất xây dựng trụ sở làm việc; bố trí địa điểm rộng rãi, an toàn với trang thiết bị đầy đủ ở các xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh; ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung cho vay hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn.
Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách ở Yên Bái đạt 3.003 tỷ đồng, tăng 1.278 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Mặc dù còn là một trong những vùng miền nghèo nhất nước nhưng UBND tỉnh Yên Bái vẫn ưu tiên chuyển 12,4 tỷ đồng ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thông qua mạng lưới 2.378 Tổ tiết kiệm và vay vốn và hệ thống 180 Điểm giao dịch xã, cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong 5 năm qua, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “đánh nghèo tại chỗ”. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho đồng bào các dân tộc đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094ha rừng, 3.226ha chè, 408ha cây ăn quả, phát triển đàn gia súc gia cầm trên 66 nghìn con; mở rộng hàng chục nghìn m2 nhà xưởng sản xuất, làm mới 2.404 căn nhà cho hộ nghèo,… Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn 1.000 tỷ đồng đến các xã tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, bổ sung 524 tỷ đồng cho vay đối với 2 huyện nghèo 30a và các thôn bản ở vùng sâu, vùng cao thuộc vùng 3 - vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể, Hội Phụ nữ tỉnh đã cùng NHCSXH mở 600 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho gần 13 nghìn lượt hội viên. Đoàn thanh niên tỉnh Yên Bái tổ chức được 10 nghìn lượt tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn thể. Hội CCB các cấp đã làm tốt nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH về các khâu sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đạt hiệu quả, hoàn trả nợ, nộp lãi vay đúng quy định, nên nhiều năm liền không có tình trạng nợ quá hạn, lãi tồn đọng.
Chủ tịch UBND xã Nặm Khắt Thào A Páo cho biết, nhờ đồng vốn ưu đãi làm đòn bẩy nên tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 15,4% vào cuối năm 2018 và hiện toàn xã vừa về đích nông thôn mới trước kế hoạch.
Anh Thào A Phổng vốn là hộ nghèo ở bản Bào, xã Nậm Khắt kể rằng: “Nhờ vay vốn ưu đãi mà người Mông mình bỏ hẳn tập quán đốt nương rẫy, canh tác theo lối cũ “chọc lỗ tra hạt”, cũng không còn cảnh túng bấn, mà đã nuôi được bò béo, trồng được chè sạch, bán được giá, sửa sang nhà ở, sắm cả máy cày đất nữa đấy”.
Ngoài gia đình anh Thào A Phổng, trên vùng cao Mù Cang Chải, tại khắp vùng miền núi cửa ngõ Tây Bắc Yên Bái còn có hàng nghìn hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS nhờ nguồn vốn ưu đãi vươn lên thoát cảnh nghèo, làm ăn khá giả, điển hình là gia đình chị Mùa Thị Luyến ở xã Kim Nọi, huyện Trạm Tấu với 2ha chè sạch, đàn bò 12 con trị giá hàng trăm triệu đồng; hay trang trại nuôi thỏ của gia đình ông Vũ Huy Quang ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Phát huy kết quả đạt được NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40, tập trung huy động mọi nguồn lực, kiên trì hoạt động theo phương châm “tất cả vì người nghèo” và “không để đồng bào DTTS thiếu vốn sản xuất” mạnh dạn đổi mới phương thức đầu tư, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi Tây Bắc.