CTTĐT - Giai đoạn 2012 - 2018, thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động tích cực đóng góp nhiều thành tựu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018 tại tỉnh Yên Bái.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tham mưu nhiều chính sách hỗ trợ đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn góp phần ổn định định canh, định cư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cụ thể, về lĩnh vực môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, các kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để triển khai tới toàn thể các tổ chức, cá nhân nói chung và đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng nhằm thực hiện có hiệu quả, hiệu lực đảm bảo đúng quy định tại địa phương như: Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016; Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 18/7/2016; Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định 2555/QĐ-UBND ngày 05/10/2016; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 3644/QĐ-UBND ngày 21/12/2016; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quy định một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017...
Cùng với đó, Sở đã hướng dẫn các địa phương (trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi) thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, hướng dẫn các cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình, khu dân cư cũng như môi trường xung quanh như: việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì, vỏ chai, lọ thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, nước thải,...; hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch; hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường sau lũ…
Về lĩnh vực đất đai, Sở đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm quán triệt thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến đất đai.
Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Sở đã hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 -2020 tỉnh Yên Bái và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 17/5/2018. Hoàn thiện công tác điều tra, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, đang trong thời gian chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc lập Danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại các địa phương được thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Hoàn thành công tác đo đạc sắp xếp đất đai tại 11 xã của huyện Trạm Tấu và xã Mồ Dề huyện Mù Cang Chải; hoàn thành công tác đo đạc 24 xã, thị trấn thuộc huyện Lục Yên, 17 xã, phường thuộc thành phố Yên Bái và 7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ theo Dự án tổng thể. Hoàn thành công tác đo đạc của 26 xã, thị trấn của huyện Yên Bình.
Trong công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, Sở không để xảy ra các điểm nóng trên địa bàn tỉnh và đặc biệt tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai đã được thực hiện dứt điểm, đúng thẩm quyền.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng, quan tâm. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nhận thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã từng bước được nâng lên, người dân, người sử dụng đất đã nắm rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề đất đai.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư đất sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mức hỗ trợ khai hoang ruộng lúa; Quyết định 755/QĐ-TTG ngày 30/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số không có đất nông nghiệp để sản xuất góp phần ổn định định canh, định cư tạo nền móng cho sự phát trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt từ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, nhận thức của nhân dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng du canh, du cư ít xảy ra; có ý thức hơn trong việc quản lý và sử dụng đất, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước trong khu vực.
Về lĩnh vực tài nguyên nước, Sở đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, các kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Luật Tài nguyên nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để triển khai tới toàn thể các tổ chức, cá nhân nói chung và đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng nhằm thực hiện có hiệu quả, hiệu lực đảm bảo đúng quy định tại địa phương như: Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 ban hành Quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành danh mục khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa công trình thủy điện Thác Bà tại 20 xã, thị trấn thuộc huyện Yên Bình và 10 xã thuộc huyện Lục Yên của Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà; Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các công trình đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích sinh hoạt; Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt kết quả kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện các quy định về tài nguyên nước, biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn trong văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi, như: Phối hợp tham gia ý kiến xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 01/11/2018), hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định trong việc xin ý kiến cộng đồng dân cư khi thực hiện nhiệm vụ, đề án, dự án trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn như: Các dự án phát triển thủy điện, cải tạo nâng cấp hồ chứa trên địa bàn tỉnh, dự án xây dựng khu sinh thái, ...
Ngoài ra, Sở còn lồng ghép chính sách dân tộc trong quy hoạch tài nguyên nước, trong việc thực hiện chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp của tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho bà con dân tộc về ứng phó biến đổi khí hậu như: Thực hiện các chính sách di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế cho bà con dân tộc trong điều kiện biến đổi khí hậu: Dự án: Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Nậm Khắt và xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải; Dự án bảo tồn và phát triển giống gà đen của bà con dân tộc Mông; phát triển mô hình trồng cây sơn tra trên các huyện vùng cao... Đồng thời, sở cũng tăng cường các biện pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác như: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện như: Hồ Thác Bà (Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà), hồ thủy điện Khao Mang Thượng (Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái),...
Việc tổ chức in tờ rơi hướng dẫn ứng phó biến đổi khí hậu bằng Tiếng Mông và tờ rơi hướng dẫn ứng phó biến đổi khí hậu bằng Tiếng Thái để tuyên truyền cũng giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp thu các chủ trương, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, pháp luật về tài nguyên nước một cách dễ hiể, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững nhằm xây dựng phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nêu cao ý thức vệ sinh môi trường, giúp chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà và không được thả rông gia súc. Tại các khu vực dân sinh, những cá nhân và gia đình tái vi phạm nhiều lần gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường nông thôn (như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường...) phải áp dụng biện pháp mạnh như phạt tiền, phạt lao động công ích.
Về dự kiến, quy hoạch sử dụng đất cho đồng bào thiếu đất: Ngoài phương án dự kiến giải quyết cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số thiếu đất bằng đất, tiền hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và hình thức khác như nêu ở trên, một số huyện đã dự kiến bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiếu đất cụ thể như: Tiếp tục hoàn thiện việc bố trí đất cho các hộ gia đình, cá nhân từ các quỹ đất do các tổ chức quản lý là 238,6 ha trên địa bàn 02 huyện Văn Chấn và Yên Bình. Cụ thể như sau: Huyện Văn Chấn với diện tích 53,3 ha, diện tích này dự kiến lấy từ đất của lâm trường là 0,8 ha và Ủy ban nhân dân xã quản lý là 52,5 ha; huyện Yên Bình với diện tích 185,34 ha, diện tích này dự kiến lấy từ đất của lâm trường là 2,5 ha và Ủy ban nhân dân xã quản lý là 182,84 ha. Dự kiến bố trí quy hoạch sử dụng đất cho các hộ đồng bào thiếu đất với tổng diện tích 238,6 ha. Huyện Văn Chấn dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc trên địa bàn 4 xã tại 12 thôn; huyện Yên Bình dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc trên địa bàn 7 xã tại 17 thôn.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật đất đai liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Xây dựng khung chính sách hỗ trợ cho đồng bào thiểu số tại các địa phương không bố trí được đất sản xuất, để hộ gia đình có kinh phí nhận chuyển nhượng lại đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nhiều đất tại địa phương./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2012 - 2018, thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động tích cực đóng góp nhiều thành tựu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018 tại tỉnh Yên Bái.Cụ thể, về lĩnh vực môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, các kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để triển khai tới toàn thể các tổ chức, cá nhân nói chung và đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng nhằm thực hiện có hiệu quả, hiệu lực đảm bảo đúng quy định tại địa phương như: Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016; Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 18/7/2016; Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định 2555/QĐ-UBND ngày 05/10/2016; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 3644/QĐ-UBND ngày 21/12/2016; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quy định một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017...
Cùng với đó, Sở đã hướng dẫn các địa phương (trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi) thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, hướng dẫn các cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại gia đình, khu dân cư cũng như môi trường xung quanh như: việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì, vỏ chai, lọ thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, nước thải,...; hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch; hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường sau lũ…
Về lĩnh vực đất đai, Sở đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm quán triệt thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến đất đai.
Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Sở đã hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 -2020 tỉnh Yên Bái và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 17/5/2018. Hoàn thiện công tác điều tra, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, đang trong thời gian chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc lập Danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại các địa phương được thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Hoàn thành công tác đo đạc sắp xếp đất đai tại 11 xã của huyện Trạm Tấu và xã Mồ Dề huyện Mù Cang Chải; hoàn thành công tác đo đạc 24 xã, thị trấn thuộc huyện Lục Yên, 17 xã, phường thuộc thành phố Yên Bái và 7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ theo Dự án tổng thể. Hoàn thành công tác đo đạc của 26 xã, thị trấn của huyện Yên Bình.
Trong công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, Sở không để xảy ra các điểm nóng trên địa bàn tỉnh và đặc biệt tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai đã được thực hiện dứt điểm, đúng thẩm quyền.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng, quan tâm. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nhận thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã từng bước được nâng lên, người dân, người sử dụng đất đã nắm rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề đất đai.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư đất sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mức hỗ trợ khai hoang ruộng lúa; Quyết định 755/QĐ-TTG ngày 30/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số không có đất nông nghiệp để sản xuất góp phần ổn định định canh, định cư tạo nền móng cho sự phát trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt từ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, nhận thức của nhân dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng du canh, du cư ít xảy ra; có ý thức hơn trong việc quản lý và sử dụng đất, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước trong khu vực.
Về lĩnh vực tài nguyên nước, Sở đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, các kế hoạch, chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Luật Tài nguyên nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị quyết, chương trình hành động của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để triển khai tới toàn thể các tổ chức, cá nhân nói chung và đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng nhằm thực hiện có hiệu quả, hiệu lực đảm bảo đúng quy định tại địa phương như: Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 ban hành Quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 01/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành danh mục khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa công trình thủy điện Thác Bà tại 20 xã, thị trấn thuộc huyện Yên Bình và 10 xã thuộc huyện Lục Yên của Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà; Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho các công trình đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước phục vụ mục đích sinh hoạt; Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Phê duyệt kết quả kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện các quy định về tài nguyên nước, biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn trong văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi, như: Phối hợp tham gia ý kiến xây dựng Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 01/11/2018), hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định trong việc xin ý kiến cộng đồng dân cư khi thực hiện nhiệm vụ, đề án, dự án trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn như: Các dự án phát triển thủy điện, cải tạo nâng cấp hồ chứa trên địa bàn tỉnh, dự án xây dựng khu sinh thái, ...
Ngoài ra, Sở còn lồng ghép chính sách dân tộc trong quy hoạch tài nguyên nước, trong việc thực hiện chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp của tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho bà con dân tộc về ứng phó biến đổi khí hậu như: Thực hiện các chính sách di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế cho bà con dân tộc trong điều kiện biến đổi khí hậu: Dự án: Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Nậm Khắt và xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải; Dự án bảo tồn và phát triển giống gà đen của bà con dân tộc Mông; phát triển mô hình trồng cây sơn tra trên các huyện vùng cao... Đồng thời, sở cũng tăng cường các biện pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác như: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa thủy điện như: Hồ Thác Bà (Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà), hồ thủy điện Khao Mang Thượng (Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái),...
Việc tổ chức in tờ rơi hướng dẫn ứng phó biến đổi khí hậu bằng Tiếng Mông và tờ rơi hướng dẫn ứng phó biến đổi khí hậu bằng Tiếng Thái để tuyên truyền cũng giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp thu các chủ trương, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, pháp luật về tài nguyên nước một cách dễ hiể, tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, an toàn là nền tảng cho sức khỏe cộng đồng.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững nhằm xây dựng phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nêu cao ý thức vệ sinh môi trường, giúp chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải, chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà và không được thả rông gia súc. Tại các khu vực dân sinh, những cá nhân và gia đình tái vi phạm nhiều lần gây ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường nông thôn (như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường...) phải áp dụng biện pháp mạnh như phạt tiền, phạt lao động công ích.
Về dự kiến, quy hoạch sử dụng đất cho đồng bào thiếu đất: Ngoài phương án dự kiến giải quyết cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số thiếu đất bằng đất, tiền hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và hình thức khác như nêu ở trên, một số huyện đã dự kiến bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiếu đất cụ thể như: Tiếp tục hoàn thiện việc bố trí đất cho các hộ gia đình, cá nhân từ các quỹ đất do các tổ chức quản lý là 238,6 ha trên địa bàn 02 huyện Văn Chấn và Yên Bình. Cụ thể như sau: Huyện Văn Chấn với diện tích 53,3 ha, diện tích này dự kiến lấy từ đất của lâm trường là 0,8 ha và Ủy ban nhân dân xã quản lý là 52,5 ha; huyện Yên Bình với diện tích 185,34 ha, diện tích này dự kiến lấy từ đất của lâm trường là 2,5 ha và Ủy ban nhân dân xã quản lý là 182,84 ha. Dự kiến bố trí quy hoạch sử dụng đất cho các hộ đồng bào thiếu đất với tổng diện tích 238,6 ha. Huyện Văn Chấn dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc trên địa bàn 4 xã tại 12 thôn; huyện Yên Bình dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc trên địa bàn 7 xã tại 17 thôn.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật đất đai liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Xây dựng khung chính sách hỗ trợ cho đồng bào thiểu số tại các địa phương không bố trí được đất sản xuất, để hộ gia đình có kinh phí nhận chuyển nhượng lại đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nhiều đất tại địa phương./.