CTTĐT - Xác định nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Huyện ủy Trấn Yên đã ra quyết định phân công Đảng bộ các cơ quan, đơn vị phụ trách, hỗ trợ, giúp đỡ các thôn bản đặc biệt khó khăn hoàn thành xóa đói, giảm nghèo và các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Nhiều hộ dân ở Trấn Yên thoát nghèo nhờ trồng măng tre bát độ
Để công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả, huyện Trấn Yên đã huy động nhiều nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, cơ chế chính sách của Nhà nước, đồng thời lồng ghép và thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ, xuất khẩu lao động… tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Huyện chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để đào tạo, tuyển dụng lao động tại chỗ; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách ưu đãi về vốn để lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động, khuyến khích phát triển mở rộng nhiều loại hình kinh tế, dự án đầu tư để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...
Trong vòng 3 năm trở lại đây, mỗi năm Trấn Yên giảm bình quân 5,39% hộ nghèo, đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 9,3%. Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2019, Trấn Yên phấn đấu giảm 4,3% hộ nghèo, tương đương 1.030 hộ. Trong đó, có 953 hộ nghèo về thu nhập, 86 hộ nghèo về tiếp cận các dịch vụ.
Để thực hiện và đảm bảo xóa nghèo theo kế hoạch, huyện đã giao chỉ tiêu giảm nghèo, chi tiết cho từng xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể. Từ đó, các đơn vị, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, lập danh sách từng hộ, phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên, phối hợp với các ngành của tỉnh, tổ chức đoàn thể giúp đỡ các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt để thoát nghèo bền vững.
Các ngành của tỉnh xây dựng phương án hỗ trợ 200 hộ thoát nghèo, các đoàn thể ở huyện hỗ trợ 264 hộ thoát nghèo. Là huyện vùng thấp nhưng Trấn Yên lại có 5 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đói cao.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm đã có 177 hộ nghèo, 137 hộ cận nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách với số vốn trên 15 tỷ đồng; tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho hàng trăm lao động. Cùng đó, huyện đã đầu tư trên 8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Hiện nay, các cấp, các ngành được phân công đã và đang về với dân, về với các địa phương để hỗ trợ vật chất, tinh thần và hướng dẫn nhân dân cách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo sát thực tế, phù hợp thực tiễn địa phương.
Với sự vào cuộc đồng bộ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện cùng sự chung tay, giúp đỡ của tỉnh, các ngành, sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, tin rằng mục tiêu xóa trên 1.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện sẽ thành công và là nền tảng để trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Huyện ủy Trấn Yên đã ra quyết định phân công Đảng bộ các cơ quan, đơn vị phụ trách, hỗ trợ, giúp đỡ các thôn bản đặc biệt khó khăn hoàn thành xóa đói, giảm nghèo và các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Để công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả, huyện Trấn Yên đã huy động nhiều nguồn lực, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, cơ chế chính sách của Nhà nước, đồng thời lồng ghép và thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ, xuất khẩu lao động… tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Huyện chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để đào tạo, tuyển dụng lao động tại chỗ; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách ưu đãi về vốn để lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động, khuyến khích phát triển mở rộng nhiều loại hình kinh tế, dự án đầu tư để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động...
Trong vòng 3 năm trở lại đây, mỗi năm Trấn Yên giảm bình quân 5,39% hộ nghèo, đến hết năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 9,3%. Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2019, Trấn Yên phấn đấu giảm 4,3% hộ nghèo, tương đương 1.030 hộ. Trong đó, có 953 hộ nghèo về thu nhập, 86 hộ nghèo về tiếp cận các dịch vụ.
Để thực hiện và đảm bảo xóa nghèo theo kế hoạch, huyện đã giao chỉ tiêu giảm nghèo, chi tiết cho từng xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể. Từ đó, các đơn vị, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, lập danh sách từng hộ, phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên, phối hợp với các ngành của tỉnh, tổ chức đoàn thể giúp đỡ các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống sinh hoạt để thoát nghèo bền vững.
Các ngành của tỉnh xây dựng phương án hỗ trợ 200 hộ thoát nghèo, các đoàn thể ở huyện hỗ trợ 264 hộ thoát nghèo. Là huyện vùng thấp nhưng Trấn Yên lại có 5 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đói cao.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm đã có 177 hộ nghèo, 137 hộ cận nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách với số vốn trên 15 tỷ đồng; tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho hàng trăm lao động. Cùng đó, huyện đã đầu tư trên 8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Hiện nay, các cấp, các ngành được phân công đã và đang về với dân, về với các địa phương để hỗ trợ vật chất, tinh thần và hướng dẫn nhân dân cách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo sát thực tế, phù hợp thực tiễn địa phương.
Với sự vào cuộc đồng bộ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện cùng sự chung tay, giúp đỡ của tỉnh, các ngành, sự nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo, tin rằng mục tiêu xóa trên 1.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện sẽ thành công và là nền tảng để trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái.