Đây là những mô hình phát triển kinh tế của các đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Như hàng trăm gương sáng đảng viên khác trong toàn huyện là đều ghi nhớ lời dạy của Bác, học Bác từ những việc cụ thể hàng ngày; đó là dám thay đổi cách nghĩ, cách làm đã cũ kỹ lạc hậu, mạnh dạn tìm hướng đi mới, phát triển sản xuất hàng hóa không chỉ cải thiện kinh tế cho gia đình mà còn góp sức tích cực để bà con cùng làm theo, làm cho diện mạo thôn bản của mình từng ngày khởi sắc.
Cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để hồng cho quả đạt chất lượng cao.
Là một trong hai huyện của tỉnh Yên Bái thuộc diện 30a (huyện nghèo, đặc biệt khó khăn nhất cả nước) nhưng 5 năm qua tỷ lệ hộ nghèo huyện Mù Cang Chải đã giảm đáng kể từ 75,13% năm 2015 xuống còn 40,62% năm 2019, hàng năm đều xuất hiện hàng chục hộ khá giả có thu nhập từ 50 triệu trở lên. Đây là kết quả tích cực nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào vùng miền núi, dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó không thể không kể đến vai trò tiên phong, dám thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế làm gương cho bà con noi theo của hàng trăm, hàng nghìn đảng viên đồng thời cũng là những hộ nông dân điển hình trong toàn huyện vẫn luôn hàng ngày học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo sự sắp xếp của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, tôi được đến thăm 03 mô hình đảng viên làm kinh tế mới nổi trong số hàng trăm gương đảng viên phát triển kinh tế là người dân tộc Mông của huyện. Vừa đi, ông Đồng Gia Nghĩa (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy) vừa chia sẻ, do là mô hình mới nên hiệu quả kinh tế chưa cao, nhưng đối với bà con nơi rẻo cao còn vô vàn khó khăn thiếu thốn, việc dám đưa cây/con giống mới vào trồng trọt chăn nuôi cải thiện kinh tế gia đình đã là thành công lắm rồi.
Làm trước để chị em làm theo
Mô hình đầu tiên chúng tôi đến thăm là Tổ hợp tác chăn nuôi gà ta lai của chị Sùng Thị Sua ở xã Dế Xu Phình. Nằm bên cánh rừng xanh tốt mát mẻ trong tiết trời nắng gắt đầu mùa, trại chăn nuôi giống gà ta lai của chị đang ở lứa thứ 3 với 500 con, mỗi con gần 2kg, con nào con lấy mơn mởn phổng phao chỉ cuối tháng 5 là xuất bán.
Chị Sua chia sẻ: “Là đảng viên được chị em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, được tham quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế trong huyện, trong tỉnh, nên mình thấy rõ trách nhiệm và tin tưởng mình sẽ làm được mô hình phát triển kinh tế gia đình để chị em trong Hội làm theo”.
Đầu năm 2019, chị Sùng Thị Sua bàn với gia đình và mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng cộng với 30 triệu đồng của nhà bỏ ra đầu tư san gạt mặt bằng, xây dựng trang trại chăn nuôi gà ta lai theo phương thức kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi truyền thống địa phương. Khi được hỏi tại sao chị chọn gà ta lai để chăn nuôi mà không chọn giống gà đen như nhiều mô hình chăn nuôi khác, chị Sua cho vui vẻ biết: Ưu điểm của gà ta lai là dễ chăm sóc, phát triển nhanh, trọng lượng lớn, thời gian cho xuất bán ngắn hơn giống gà đen bản địa từ 1,5 - 2 tháng, nên cho năng suất cao mà chất lượng thịt vẫn đảm bảo nhờ kết hợp với chăn nuôi truyền thống.
Được biết, trong năm 2019, gia đình chị đã cho xuất chuồng 2 lứa bằng 550 con, trừ chi phí giống, thức ăn đem thu nhập về cho gia đình trên 70 triệu đồng. Hiện nay, mô hình của chị Sua vẫn đang duy trì ổn định, dự kiến lứa gà thứ 3 gia đình chị thu lãi trên 50 triệu đồng. Theo chị Sua, số lượng gà chỉ đủ xuất bán cho nhu cầu tiêu dùng của các đám xứ và bà con mấy xã lân cận.
Từ hiệu quả ban đầu của mô hình chị Sua, gia đình chị Hảng Thì Mè và Ly Thị Mỷ (bản Dế Xu Phình) đã đầu tư nuôi thử nghiệm mỗi hộ gần 100 con; sắp tới xã sẽ hỗ trợ Hội Phụ nữ nhân rộng thêm 02 mô hình ở bản Phình Hồ và bản Ma Lừ Thàng – ông Lê Ngọc Minh, Bí thư Đảng ủy xã Dế Xu Phình chia sẻ.
Mong muốn bản của mình khởi sắc đi lên
Tốt nghiệp Học viện Quản lý Giáo dục tháng 6/2016, với tấm bằng cử nhân Hờ A Dì làm phụ việc cho một công ty tổ chức sự kiện ở Hà Nội đến đầu năm 2017 thì về quê cùng bố mẹ tập trung vào chăm sóc 5 con dê và cánh rừng hơn 01 ha trồng táo mèo, 01 ha trồng thảo quả để phát triển kinh tế gia đình.
Sau một thời gian cần mẫn làm lụng, chịu khó học hỏi quan sát, A Dì thấy nuôi dê sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao nên đã mua thêm 5 con dê nái vào tháng 9/2017. Từ 10 con dê bố mẹ ban đầu, đến nay đàn dê của A Dì có cả thảy 60 con, chưa kể mấy con bán năm 2018 và khoản thu nhập 70 triệu đồng trong cả năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 nhờ bán dê mang lại.
Không dừng lại đó, giữa năm 2018 chàng cử nhân trẻ lại mạnh dạn chuyển vạt nương 1.000 m2 trước đó trồng ngô sang trồng 300 cây chanh không hạt mua từ Học viện Nông nghiệp và tháng 7/2019, tiếp tục đi Sơn La mua 40 con dúi về nuôi thử nghiệm. Hiện nay, những cây chanh không hạt đang lên xanh tốt và đã ra hoa đậu trái, còn đàn dúi cũng thích nghi dần với môi trường mới và bước đầu sinh sản được 02 con.
Nhắc đến Hờ A Dì mọi người trong bản đều nể phục ý chí và tinh thần quyết tâm rất cao. Chả thế mà ngay từ ngày còn là học sinh lớp 12, A Dì đã kiên trì thuyết phục bố mẹ chuyển diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng táo mèo. Dăm năm nay, mỗi năm táo mèo cho thu hàng chục triệu và sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo do có thêm cây mới cho quả cũng là nhờ vào tính quả quyết của A Dì.
Với đức tính ấy, cộng thêm niềm ham mê thể thao và hăng hái tham gia các hoạt động chung của bản, của xã, mấy năm qua Hờ A Dì luôn cố gắng hết bản thân, là thành viên trụ cột trong đội bóng đá, bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ… mang nhiều giải thưởng về cho bản, cho xã.
Nhìn thấy những phẩm chất tích cực của Hờ A Dì – người thứ hai của bản Mông có trình độ đại học – có sáng kiến phát triển kinh tế, nhiệt tình năng nổ tham gia các hoạt động của bản, của xã và của huyện, Chi bộ bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn đã bồi dưỡng kết nạp chàng thanh niên giàu nghị lực ấy vào Đảng. Tháng 9/2019, A Dì đã trở thành đảng viên chính thức khi 27 tuổi và là đảng viên trẻ nhất của bản, Hờ A Thanh (cán bộ Văn hóa xã, nguyên là Bí thư Chi bộ bản Tà Chí Lừ - PV) nhận xét.
Chia sẻ về ý tưởng trồng cây chanh không hạt, A Dì tâm sự: “Tên của bản em dịch ra tiếng phổ thông là bản cây chanh, nên em trồng giống chanh mới và muốn phát triển ra cả bản để tạo ra hình ảnh mới cho bản, bà con vừa có thu nhập từ chanh, vừa thu hút khách du lịch..”. Suy nghĩ tuy mộc mạc của A Dì, nhưng chất chứa thật nhiều khát vọng tốt đẹp của người đảng viên trẻ mong muốn cho bản của mình được khởi sắc đi lên.
Nhân rộng mô hình “hồng giòn ông Phổng”
Mô hình chăn nuôi giống lợn rừng kết hợp trồng cây ăn quả hồng giòn của ông Thào A Phổng (Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt) bắt đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan từ năm 2018 với thu nhập khoảng 50 triệu đồng và năm 2019 là 85 triệu đồng (sau khi trừ chi phí thức ăn, phân bón), trong đó nguồn thu từ hồng giòn chỉ chiếm gần 20%.
Tuy hiệu quả kinh tế chưa phải cao trong số hàng trăm gương đảng viên phát triển kinh tế của huyện, nhưng Bí thư Phổng lại được cả huyện biết đến bởi ông là 1 trong 3 hộ đầu tiên trong huyện trồng giống hồng giòn, trong đó mô hình hồng giòn của ông là chất lượng và hiệu quả hơn cả, nhờ áp dụng đúng qui trình kỹ thuật và công sức miệt mài của cả gia đình ông. Đây là cây trồng chậm sinh trưởng, khó chăm sóc, nhưng chất lượng quả đặc biệt thơm ngon và không đủ cung cấp ra thị trường.
Nhiều người thân mật gọi ông là “Phổng hồng giòn”, nhưng ít người biết đến câu chuyện ông đã xin được trồng thử nghiệm giống hồng giòn 7 năm về trước. Năm ấy (2013), trong một dịp tình cờ ông được gặp cán bộ Huy ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tại nhà người bà con cùng bản, biết được ngành Nông nghiệp đang triển khai cho 02 hộ trong huyện trồng thử nghiệm giống hồng mới có chất lượng cao, thanh niên Phổng khi đó chưa là đảng viên đã “đeo bám” cán bộ Huy cả buổi để thuyết phục bằng được cho gia đình nhận trồng thử nghiệm.
Cảm động trước tinh thần hăng hái, dám đổi mới của anh nông dân, cán bộ Huy đã bàn bạc với tổ công tác thống nhất san đều số cây cho 2 hộ thành 3 hộ, thế là anh Phổng được nhận 150 cây hồng giống mới và tiến hành trồng thử nghiệm trên diện tích 4.000 m2 đất nương bạc màu. Mấy năm đầu anh xen canh trồng ngô vừa để tận dụng đất trống có thêm thu nhập, vừa để tạo nguồn phân xanh hữu cơ chăm bón cho hồng giòn.
Chỉ mới 2 năm cho quả thu hái bán ra thị trường, nhưng thương hiệu “hồng giòn ông Phổng” đã thu hút sự quan tâm của huyện, của xã và đông đảo bà con trong vùng. Do vậy, trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5/2020 tới đây, xã Nậm Khắt đã đưa chỉ tiêu nhân rộng giống hồng giòn trong bản Hua Khắt và bản Nậm Khắt từ gần 01 ha hiện nay lên 20 ha, ông Chang Thế Sửu – Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt vui mừng thông báo.
Còn theo Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT Phạm Tiến Lâm, ngay trong năm 2020 này huyện sẽ phát triển thêm 30 ha hồng giòn bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh. Như vậy, trong tương lai không xa Mù Cang Chải sẽ có thêm vùng cây ăn quả tập trung, làm tươi xanh bản làng, chống xói mòn, bạc màu đất và giúp bà con sinh kế giảm nghèo bền vững.
Ban Biên tập
Đây là những mô hình phát triển kinh tế của các đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Như hàng trăm gương sáng đảng viên khác trong toàn huyện là đều ghi nhớ lời dạy của Bác, học Bác từ những việc cụ thể hàng ngày; đó là dám thay đổi cách nghĩ, cách làm đã cũ kỹ lạc hậu, mạnh dạn tìm hướng đi mới, phát triển sản xuất hàng hóa không chỉ cải thiện kinh tế cho gia đình mà còn góp sức tích cực để bà con cùng làm theo, làm cho diện mạo thôn bản của mình từng ngày khởi sắc.Là một trong hai huyện của tỉnh Yên Bái thuộc diện 30a (huyện nghèo, đặc biệt khó khăn nhất cả nước) nhưng 5 năm qua tỷ lệ hộ nghèo huyện Mù Cang Chải đã giảm đáng kể từ 75,13% năm 2015 xuống còn 40,62% năm 2019, hàng năm đều xuất hiện hàng chục hộ khá giả có thu nhập từ 50 triệu trở lên. Đây là kết quả tích cực nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào vùng miền núi, dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó không thể không kể đến vai trò tiên phong, dám thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế làm gương cho bà con noi theo của hàng trăm, hàng nghìn đảng viên đồng thời cũng là những hộ nông dân điển hình trong toàn huyện vẫn luôn hàng ngày học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo sự sắp xếp của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, tôi được đến thăm 03 mô hình đảng viên làm kinh tế mới nổi trong số hàng trăm gương đảng viên phát triển kinh tế là người dân tộc Mông của huyện. Vừa đi, ông Đồng Gia Nghĩa (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy) vừa chia sẻ, do là mô hình mới nên hiệu quả kinh tế chưa cao, nhưng đối với bà con nơi rẻo cao còn vô vàn khó khăn thiếu thốn, việc dám đưa cây/con giống mới vào trồng trọt chăn nuôi cải thiện kinh tế gia đình đã là thành công lắm rồi.
Làm trước để chị em làm theo
Mô hình đầu tiên chúng tôi đến thăm là Tổ hợp tác chăn nuôi gà ta lai của chị Sùng Thị Sua ở xã Dế Xu Phình. Nằm bên cánh rừng xanh tốt mát mẻ trong tiết trời nắng gắt đầu mùa, trại chăn nuôi giống gà ta lai của chị đang ở lứa thứ 3 với 500 con, mỗi con gần 2kg, con nào con lấy mơn mởn phổng phao chỉ cuối tháng 5 là xuất bán.
Chị Sua chia sẻ: “Là đảng viên được chị em tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, được tham quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế trong huyện, trong tỉnh, nên mình thấy rõ trách nhiệm và tin tưởng mình sẽ làm được mô hình phát triển kinh tế gia đình để chị em trong Hội làm theo”.
Đầu năm 2019, chị Sùng Thị Sua bàn với gia đình và mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng cộng với 30 triệu đồng của nhà bỏ ra đầu tư san gạt mặt bằng, xây dựng trang trại chăn nuôi gà ta lai theo phương thức kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi truyền thống địa phương. Khi được hỏi tại sao chị chọn gà ta lai để chăn nuôi mà không chọn giống gà đen như nhiều mô hình chăn nuôi khác, chị Sua cho vui vẻ biết: Ưu điểm của gà ta lai là dễ chăm sóc, phát triển nhanh, trọng lượng lớn, thời gian cho xuất bán ngắn hơn giống gà đen bản địa từ 1,5 - 2 tháng, nên cho năng suất cao mà chất lượng thịt vẫn đảm bảo nhờ kết hợp với chăn nuôi truyền thống.
Được biết, trong năm 2019, gia đình chị đã cho xuất chuồng 2 lứa bằng 550 con, trừ chi phí giống, thức ăn đem thu nhập về cho gia đình trên 70 triệu đồng. Hiện nay, mô hình của chị Sua vẫn đang duy trì ổn định, dự kiến lứa gà thứ 3 gia đình chị thu lãi trên 50 triệu đồng. Theo chị Sua, số lượng gà chỉ đủ xuất bán cho nhu cầu tiêu dùng của các đám xứ và bà con mấy xã lân cận.
Từ hiệu quả ban đầu của mô hình chị Sua, gia đình chị Hảng Thì Mè và Ly Thị Mỷ (bản Dế Xu Phình) đã đầu tư nuôi thử nghiệm mỗi hộ gần 100 con; sắp tới xã sẽ hỗ trợ Hội Phụ nữ nhân rộng thêm 02 mô hình ở bản Phình Hồ và bản Ma Lừ Thàng – ông Lê Ngọc Minh, Bí thư Đảng ủy xã Dế Xu Phình chia sẻ.
Mong muốn bản của mình khởi sắc đi lên
Tốt nghiệp Học viện Quản lý Giáo dục tháng 6/2016, với tấm bằng cử nhân Hờ A Dì làm phụ việc cho một công ty tổ chức sự kiện ở Hà Nội đến đầu năm 2017 thì về quê cùng bố mẹ tập trung vào chăm sóc 5 con dê và cánh rừng hơn 01 ha trồng táo mèo, 01 ha trồng thảo quả để phát triển kinh tế gia đình.
Sau một thời gian cần mẫn làm lụng, chịu khó học hỏi quan sát, A Dì thấy nuôi dê sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao nên đã mua thêm 5 con dê nái vào tháng 9/2017. Từ 10 con dê bố mẹ ban đầu, đến nay đàn dê của A Dì có cả thảy 60 con, chưa kể mấy con bán năm 2018 và khoản thu nhập 70 triệu đồng trong cả năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 nhờ bán dê mang lại.
Không dừng lại đó, giữa năm 2018 chàng cử nhân trẻ lại mạnh dạn chuyển vạt nương 1.000 m2 trước đó trồng ngô sang trồng 300 cây chanh không hạt mua từ Học viện Nông nghiệp và tháng 7/2019, tiếp tục đi Sơn La mua 40 con dúi về nuôi thử nghiệm. Hiện nay, những cây chanh không hạt đang lên xanh tốt và đã ra hoa đậu trái, còn đàn dúi cũng thích nghi dần với môi trường mới và bước đầu sinh sản được 02 con.
Nhắc đến Hờ A Dì mọi người trong bản đều nể phục ý chí và tinh thần quyết tâm rất cao. Chả thế mà ngay từ ngày còn là học sinh lớp 12, A Dì đã kiên trì thuyết phục bố mẹ chuyển diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng táo mèo. Dăm năm nay, mỗi năm táo mèo cho thu hàng chục triệu và sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo do có thêm cây mới cho quả cũng là nhờ vào tính quả quyết của A Dì.
Với đức tính ấy, cộng thêm niềm ham mê thể thao và hăng hái tham gia các hoạt động chung của bản, của xã, mấy năm qua Hờ A Dì luôn cố gắng hết bản thân, là thành viên trụ cột trong đội bóng đá, bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ… mang nhiều giải thưởng về cho bản, cho xã.
Nhìn thấy những phẩm chất tích cực của Hờ A Dì – người thứ hai của bản Mông có trình độ đại học – có sáng kiến phát triển kinh tế, nhiệt tình năng nổ tham gia các hoạt động của bản, của xã và của huyện, Chi bộ bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn đã bồi dưỡng kết nạp chàng thanh niên giàu nghị lực ấy vào Đảng. Tháng 9/2019, A Dì đã trở thành đảng viên chính thức khi 27 tuổi và là đảng viên trẻ nhất của bản, Hờ A Thanh (cán bộ Văn hóa xã, nguyên là Bí thư Chi bộ bản Tà Chí Lừ - PV) nhận xét.
Chia sẻ về ý tưởng trồng cây chanh không hạt, A Dì tâm sự: “Tên của bản em dịch ra tiếng phổ thông là bản cây chanh, nên em trồng giống chanh mới và muốn phát triển ra cả bản để tạo ra hình ảnh mới cho bản, bà con vừa có thu nhập từ chanh, vừa thu hút khách du lịch..”. Suy nghĩ tuy mộc mạc của A Dì, nhưng chất chứa thật nhiều khát vọng tốt đẹp của người đảng viên trẻ mong muốn cho bản của mình được khởi sắc đi lên.
Nhân rộng mô hình “hồng giòn ông Phổng”
Mô hình chăn nuôi giống lợn rừng kết hợp trồng cây ăn quả hồng giòn của ông Thào A Phổng (Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt) bắt đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan từ năm 2018 với thu nhập khoảng 50 triệu đồng và năm 2019 là 85 triệu đồng (sau khi trừ chi phí thức ăn, phân bón), trong đó nguồn thu từ hồng giòn chỉ chiếm gần 20%.
Tuy hiệu quả kinh tế chưa phải cao trong số hàng trăm gương đảng viên phát triển kinh tế của huyện, nhưng Bí thư Phổng lại được cả huyện biết đến bởi ông là 1 trong 3 hộ đầu tiên trong huyện trồng giống hồng giòn, trong đó mô hình hồng giòn của ông là chất lượng và hiệu quả hơn cả, nhờ áp dụng đúng qui trình kỹ thuật và công sức miệt mài của cả gia đình ông. Đây là cây trồng chậm sinh trưởng, khó chăm sóc, nhưng chất lượng quả đặc biệt thơm ngon và không đủ cung cấp ra thị trường.
Nhiều người thân mật gọi ông là “Phổng hồng giòn”, nhưng ít người biết đến câu chuyện ông đã xin được trồng thử nghiệm giống hồng giòn 7 năm về trước. Năm ấy (2013), trong một dịp tình cờ ông được gặp cán bộ Huy ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tại nhà người bà con cùng bản, biết được ngành Nông nghiệp đang triển khai cho 02 hộ trong huyện trồng thử nghiệm giống hồng mới có chất lượng cao, thanh niên Phổng khi đó chưa là đảng viên đã “đeo bám” cán bộ Huy cả buổi để thuyết phục bằng được cho gia đình nhận trồng thử nghiệm.
Cảm động trước tinh thần hăng hái, dám đổi mới của anh nông dân, cán bộ Huy đã bàn bạc với tổ công tác thống nhất san đều số cây cho 2 hộ thành 3 hộ, thế là anh Phổng được nhận 150 cây hồng giống mới và tiến hành trồng thử nghiệm trên diện tích 4.000 m2 đất nương bạc màu. Mấy năm đầu anh xen canh trồng ngô vừa để tận dụng đất trống có thêm thu nhập, vừa để tạo nguồn phân xanh hữu cơ chăm bón cho hồng giòn.
Chỉ mới 2 năm cho quả thu hái bán ra thị trường, nhưng thương hiệu “hồng giòn ông Phổng” đã thu hút sự quan tâm của huyện, của xã và đông đảo bà con trong vùng. Do vậy, trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5/2020 tới đây, xã Nậm Khắt đã đưa chỉ tiêu nhân rộng giống hồng giòn trong bản Hua Khắt và bản Nậm Khắt từ gần 01 ha hiện nay lên 20 ha, ông Chang Thế Sửu – Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt vui mừng thông báo.
Còn theo Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT Phạm Tiến Lâm, ngay trong năm 2020 này huyện sẽ phát triển thêm 30 ha hồng giòn bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh. Như vậy, trong tương lai không xa Mù Cang Chải sẽ có thêm vùng cây ăn quả tập trung, làm tươi xanh bản làng, chống xói mòn, bạc màu đất và giúp bà con sinh kế giảm nghèo bền vững.
Ban Biên tập