CTTĐT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ đề xuất các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:
Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn mức sống tổi thiểu: 1.200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.600.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; chuẩn mức sống trung bình: 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.400.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm: 5 dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; việc làm và bảo hiểm xã hội và 11 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục- đào tạo của người lớn; tình trạng đi học đúng độ tuổi, cấp học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước an toàn; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; việc làm gắn với thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội; người phụ thuộc không có khả năng lao động.
Dự thảo cũng đề xuất quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên chuẩn mức sống tối thiểu và thấp hơn chuẩn mức sống trung bình (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn).
Mức chuẩn nghèo này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2021 - 2025.
Theo dự thảo, căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.Theo đó, Bộ đề xuất các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:
Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn mức sống tổi thiểu: 1.200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.600.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; chuẩn mức sống trung bình: 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.400.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm: 5 dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; việc làm và bảo hiểm xã hội và 11 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục- đào tạo của người lớn; tình trạng đi học đúng độ tuổi, cấp học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước an toàn; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; việc làm gắn với thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội; người phụ thuộc không có khả năng lao động.
Dự thảo cũng đề xuất quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên chuẩn mức sống tối thiểu và thấp hơn chuẩn mức sống trung bình (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn).
Mức chuẩn nghèo này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2021 - 2025.
Theo dự thảo, căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.